Các giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Trong kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2012, Bộ Tài chính đã có báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp (DN) hiện nay và các giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ thị trường.Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, mức thấp nhất kể từ năm 2004, hoạt động SX-KD của DN đang gặp nhiều khó khăn, số lượng DN đăng ký mới giảm, trong khi số tạm ngưng hoạt động, giải thể và phá sản tăng. Qua theo dõi mã số thuế DN, trong quý I năm 2012 số DN thành lập giảm 10,2% so cùng kỳ; số DN giải thể, phá sản và ngừng hoạt động tăng 14,8%; doanh thu giảm 7% so cùng kỳ; chỉ số tài chính giảm, chi phí lãi vay tăng; số thu thuế nội địa và thu hải quan đều giảm; nợ thuế tăng ở mức 1,76% so năm 2010.Trước thực tế khó khăn của các DN trong việc phát triển SX-KD, Bộ Tài chính cho rằng, cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, mức thấp nhất kể từ năm 2004, hoạt động SX-KD của DN đang gặp nhiều khó khăn, số lượng DN đăng ký mới giảm, trong khi số tạm ngưng hoạt động, giải thể và phá sản tăng. Qua theo dõi mã số thuế DN, trong quý I năm 2012 số DN thành lập giảm 10,2% so cùng kỳ; số DN giải thể, phá sản và ngừng hoạt động tăng 14,8%; doanh thu giảm 7% so cùng kỳ; chỉ số tài chính giảm, chi phí lãi vay tăng; số thu thuế nội địa và thu hải quan đều giảm; nợ thuế tăng ở mức 1,76% so năm 2010.
Trước thực tế khó khăn của các DN trong việc phát triển SX-KD, Bộ Tài chính cho rằng, cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng cần nhanh chóng có những giải pháp tài chính để duy trì và phát triển SX-KD, chống suy giảm kinh tế, gắn với thực hiện mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, các giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN gồm: Một là, phải bảo đảm được việc tuân theo nguyên tắc thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát tăng trở lại; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy SX-KD, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Hai là, việc hỗ trợ phải đúng đối tượng, đúng địa chỉ, đúng mục tiêu và kịp thời theo mức độ khó khăn của DN; tuân thủ quy định của pháp luật và cam kết quốc tế. Ba là, bảo đảm khả năng cân đối ngân sách; ưu tiên lựa chọn những giải pháp có hiệu quả, có tác động lớn đến hỗ trợ vốn và thanh khoản cho DN nhưng không tác động nhiều đến cân đối ngân sách. Bốn là, phối hợp tốt với điều hành chính sách tiền tệ, từng bước hạ lãi suất cho vay và nâng cao khả năng hấp thụ vốn tín dụng cho hoạt động SX-KD, giảm chi phí đầu vào cho DN. Năm là, thực hiện tái cấu trúc DN và cơ cấu lại SX-KD cũng như tái cấu trúc nền kinh tế, sắp xếp lại ngành hàng phù hợp với lợi thế cạnh tranh và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành.
Theo các nguyên tắc nêu trên, Bộ Tài chính đề xuất năm nhóm giải pháp về điều hành vĩ mô, chi tiêu công, thuế và phí, điều hành giá và trợ cấp, cải cách thủ tục hành chính thuế. Tập trung cơ cấu lại tín dụng, ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều lao động… và một số phân khúc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Hỗ trợ DN tiếp cận vốn; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Trong nhóm giải pháp về chi tiêu công, cần khẩn trương thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia đến từng dự án; tìm nguồn vốn bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA. Triển khai các giải pháp đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ bản; bổ sung thêm một nghìn tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn.
Đối với nhóm giải pháp về thuế và phí liên quan trực tiếp đến nguồn vốn của DN, Bộ Tài chính đề xuất: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong sáu tháng; giảm 50% tiền thuê đất phải nộp theo quy định của năm 2012; gia hạn số tiền nợ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2012 và miễn thuế khoán thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN trong năm 2012 cho một số đối tượng DN; lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ đối với ô-tô và xe máy đến hết năm 2012.
Theo Nhandan
Ý kiến ()