LSO-Ông Hứa Văn Nhảng, công dân thôn Hố Mười, xã Minh Sơn (Hữu Lũng) Trưởng Ban quản lý dự án nâng cao năng lực quản lý rừng đa dạng sinh học và sử dụng đất bền vững cấp làng bản địa bàn xã Minh Sơn thuộc dự án phi chính phủ ICCO Hà Lan tài trợ cho biết, vào đầu năm 2010, khi dự án được triển khai tại thôn Hố Mười chỉ có 20 hộ gia đình nhưng đến nay dự án đã thu hút được 41 hộ tham gia. Nhờ đó, diện tích rừng tự nhiên còn lại của thôn là 4 ha, rừng tái sinh tự nhiên trên 10ha được bảo vệ tốt. Không những vậy, thôn đang phát triển thêm khoảng 60 ha rừng được chuyển giao từ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc để xây dựng mô hình phục hồi rừng tự nhiên đầu nguồn dựa vào liên kết các hộ gia đình, đã góp phần bảo tồn được nhiều nguồn gien sinh học quý bản địa tại Hố Mười. Đây chỉ là một trong số nhiều dự án phi chính phủ nước ngoài tài trợ được triển khai tại Lạng...
LSO-Ông Hứa Văn Nhảng, công dân thôn Hố Mười, xã Minh Sơn (Hữu Lũng) Trưởng Ban quản lý dự án nâng cao năng lực quản lý rừng đa dạng sinh học và sử dụng đất bền vững cấp làng bản địa bàn xã Minh Sơn thuộc dự án phi chính phủ ICCO Hà Lan tài trợ cho biết, vào đầu năm 2010, khi dự án được triển khai tại thôn Hố Mười chỉ có 20 hộ gia đình nhưng đến nay dự án đã thu hút được 41 hộ tham gia.
Nhờ đó, diện tích rừng tự nhiên còn lại của thôn là 4 ha, rừng tái sinh tự nhiên trên 10ha được bảo vệ tốt. Không những vậy, thôn đang phát triển thêm khoảng 60 ha rừng được chuyển giao từ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc để xây dựng mô hình phục hồi rừng tự nhiên đầu nguồn dựa vào liên kết các hộ gia đình, đã góp phần bảo tồn được nhiều nguồn gien sinh học quý bản địa tại Hố Mười. Đây chỉ là một trong số nhiều dự án phi chính phủ nước ngoài tài trợ được triển khai tại Lạng Sơn đang có tác dụng tốt, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh, nhất là người dân trong vùng được thụ hưởng dự án.
|
Bà Lê Thị Nguyệt bên mô hình bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng tại thôn Hố Mười xã Minh Sơn (Hữu Lũng) |
Theo số liệu thống kê của Sở Ngoại vụ, cơ quan đầu mối vận động, triển khai và phối hợp quản lý các dự án phi chính phủ nước ngoài tại Lạng Sơn, trong giai đoạn 2006-2010 và đến 6 tháng đầu năm 2011 có 55 tổ chức phi chính phủ đăng ký hoạt động tại địa bàn thực hiện 84 dự án và phi dự án với giá trị cam kết là trên 155 tỷ đồng. Các tổ chức này đã giải ngân được trên 98 tỷ đồng. Các lĩnh vực đầu tư ngày càng được mở rộng, từ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xã hội, y tế, giáo dục đến các lĩnh vực như bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học. Hầu hết các dự án phi chính phủ triển khai trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời tỉnh cũng định hướng triển khai các dự án gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo tại khu vực còn khó khăn, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ từng bước hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức quốc tế và người dân trong vùng được thụ hưởng dự án.
Bà Mã Thị Lý, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn (Hữu Lũng) cho biết, tác dụng của dự án nâng cao năng lực quản lý rừng đa dạng sinh học và sử dụng đất bền vững cũng như quá trình triển khai mô hình, Bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng tại thôn Hố Mười chính là đã nâng cao được ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, góp phần duy trì nguồn sinh thuỷ phục vụ hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy dự án được thực hiện khá khoa học từ khâu khảo sát vị trí triển khai dự án, tổ chức họp và thống nhất với người dân cũng như chính quyền xã, tổ chức tập huấn, tham quan các mô hình ở các tỉnh bạn, tổ chức hỗ trợ nguồn lực. Hiệu quả lớn nhất là toàn bộ người dân đã hiểu và tự nguyện tham gia dự án để cùng được hưởng lợi. Mặc dù các dự án phi chính phủ đã phát huy tác dụng tốt nhưng trong thời gian qua, công tác xúc tiến vận động, triển khai quản lý dự án còn hạn chế, chưa tạo được mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức quốc tế, hầu hết các dự án phi chính phủ nước ngoài tới Lạng Sơn ở quy mô nhỏ, đầu tư mang tính hỗ trợ kỹ thuật là chủ yếu. Hơn nữa, tình hình kinh tế toàn cầu gặp khó khăn trong thời gian qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vận động viện trợ của các tổ chức nước ngoài vào Lạng Sơn.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc sở Ngoại vụ, để thu hút được các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào Lạng Sơn, bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi đối với các tổ chức phi chính phủ đến khảo sát, triển khai các chương trình dự án, cần duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các đối tác phát triển, có cơ chế xây dựng, thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua các tổ chức hữu nghị. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong quá trình triển khai cũng như giám sát thực hiện dự án tại địa phương.
Công Quân
Ý kiến ()