Các địa phương tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp
Ngày 21-2, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch MTTQ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội (QH) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Các đại biểu đã được nghe hướng dẫn việc các cấp Mặt trận thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bước đồng bộ sáu nội dung công tác Mặt trận tham gia bầu cử, trọng tâm là nắm vững nội dung các bước trong quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu QH, ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Tỉnh Bạc Liêu coi trọng tiêu chuẩn đại biểu được giới thiệu ra ứng cử phải bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có quan điểm quần chúng và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, được quần chúng nhân dân tín nhiệm; đồng thời có cơ cấu hợp lý về số lượng đại biểu là người đang công tác ở các cơ quan xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ và các đoàn thể. Tỉnh bảo đảm số lượng đại biểu chuyên trách theo đúng quy định,...
Các đại biểu đã được nghe hướng dẫn việc các cấp Mặt trận thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bước đồng bộ sáu nội dung công tác Mặt trận tham gia bầu cử, trọng tâm là nắm vững nội dung các bước trong quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu QH, ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Tỉnh Bạc Liêu coi trọng tiêu chuẩn đại biểu được giới thiệu ra ứng cử phải bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có quan điểm quần chúng và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, được quần chúng nhân dân tín nhiệm; đồng thời có cơ cấu hợp lý về số lượng đại biểu là người đang công tác ở các cơ quan xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ và các đoàn thể. Tỉnh bảo đảm số lượng đại biểu chuyên trách theo đúng quy định, có tỷ lệ hợp lý đại biểu trẻ tuổi, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu là người xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Từ nay đến 17-4 tới, Bạc Liêu sẽ thực hiện tốt năm bước của quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 do đồng chí Nguyễn Văn Út, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng ban kiêm Chủ tịch Ủy ban bầu cử.
Cùng ngày, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 với sự tham gia của gần 140 cán bộ chủ chốt trong tỉnh. Kế hoạch bầu cử của tỉnh Hà Nam đặt ra yêu cầu thực hiện dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm để ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân; bảo đảm đủ số lượng đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật, có chất lượng với cơ cấu hợp lý về đại biểu trẻ tuổi, nữ giới và đại biểu ngoài đảng; bảo đảm sự đồng bộ trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của đảng trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở.
Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2004 – 2011 đã thống nhất về số lượng, cơ cấu đại biểu đại diện các tổ chức, cơ quan, đơn vị, dự kiến chỉ tiêu, cơ cấu phấn đấu đối với thành phần đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quy định của pháp luật về bầu cử, tỉnh Phú Yên được bầu 50 đại biểu HĐND cấp tỉnh; trong đó, đại biểu phụ nữ phấn đấu có 15 người, chiếm 30% tổng số đại biểu và nhiều hơn hai đại biểu so khóa trước; đại biểu trẻ từ 35 tuổi trở xuống có tám người, chiếm 16% và nhiều hơn ba đại biểu so khóa trước; đại biểu là người ngoài Đảng có năm người, chiếm 10% và nhiều hơn hai đại biểu so khóa trước; đại biểu là người dân tộc thiểu số có ba người và đại biểu là người các tôn giáo có hai người, ngang bằng với khóa trước.
Cùng ngày, Đoàn Đại biểu QH và HĐND tỉnh An Giang đã thông qua dự kiến cơ cấu thành phần số lượng ứng cử đại biểu QH và HĐND nhiệm kỳ 2011 – 2016 và chỉ đạo thành lập các ban giúp việc. Tỉnh cũng thành lập Ủy ban bầu cử gồm 27 thành viên và bốn tiểu ban giúp việc. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng kịp thời trong cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, những nội dung về Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Bầu cử đại biểu QH, Luật Bầu cử đại biểu HĐND… để nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần tự giác cho công dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm cuộc bầu cử thật sự dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật.
Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức hội nghị triển khai công tác bầu cử đại biểu QH và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đến đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trong tỉnh.
Tỉnh ủy chỉ đạo các ban, ngành phải bảo đảm an ninh trật tự chính trị, trật tự xã hội trong thời gian trước, trong và sau bầu cử; ngăn chặn mọi âm mưu lợi dụng bầu cử để chống phá, phá hoại bầu cử, nhất là khu vực biên giới… Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh có quyết định thành lập Ủy ban bầu cử gồm 29 thành viên do đồng chí Lê Minh Trọng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Chủ tịch.
Theo Nhandan
Ý kiến ()