Các địa phương phòng, chống rét và sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi
* Miền bắc đón Tết trong rét đậm, rét hại * 96 nghìn ha gieo cấy vụ đông xuân 2012 đã có nước tưới * Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định thí điểm triển khai cánh đồng mẫu lớnTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, từ ngày 17 đến 20-1, thời tiết các tỉnh miền bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.Dự báo từ ngày 21-1 (tức ngày 28 tháng Chạp), các tỉnh miền bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Từ ngày 22-1 (tức 29 tháng Chạp), trời rét đậm, có nơi rét hại.Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15 giờ ngày 17-1, lượng nước xả từ các hồ thủy điện ước đạt 2.305 m3/giây. Hiện mực nước toàn hệ thống sông Hồng tăng cao, tại Sơn Tây được nâng thêm 2m, tại Hà Nội đạt 2m12. Nhờ chủ động đưa nước từ sông vào đồng ruộng, toàn vùng trung du Bắc Bộ đã có 96 nghìn ha gieo cấy vụ đông xuân...
* Miền bắc đón Tết trong rét đậm, rét hại
* 96 nghìn ha gieo cấy vụ đông xuân 2012 đã có nước tưới
* Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định thí điểm triển khai cánh đồng mẫu lớn
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, từ ngày 17 đến 20-1, thời tiết các tỉnh miền bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.
Dự báo từ ngày 21-1 (tức ngày 28 tháng Chạp), các tỉnh miền bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Từ ngày 22-1 (tức 29 tháng Chạp), trời rét đậm, có nơi rét hại.
Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15 giờ ngày 17-1, lượng nước xả từ các hồ thủy điện ước đạt 2.305 m3/giây. Hiện mực nước toàn hệ thống sông Hồng tăng cao, tại Sơn Tây được nâng thêm 2m, tại Hà Nội đạt 2m12. Nhờ chủ động đưa nước từ sông vào đồng ruộng, toàn vùng trung du Bắc Bộ đã có 96 nghìn ha gieo cấy vụ đông xuân có nước.
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cùng đại diện Sở Nông nghiệp các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định và một số doanh nghiệp triển khai thí điểm cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa vụ xuân 2012. Đây là những địa phương được đánh giá có phong trào dồn điền đổi thửa tốt và có nhiều diện tích sản xuất lúa thâm canh và lúa chất lượng cao.
Tiêu chí để xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh phía bắc là phải phù hợp quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn của địa phương, đồng thời có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thủy văn phù hợp với quy mô diện tích tối thiểu là 50 ha/mô hình.
UBND TP Hà Nội đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP làm chủ đầu tư Dự án Xử lý sạt lở bờ hữu sông Đà khu vực Đan Thê – Tòng Bạt, huyện Ba Vì, gồm bốn đoạn bờ hữu sông Đà khu vực Đan Thê – Tòng Bạt, huyện Ba Vì dài khoảng 2.580 m. Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2012 đến năm 2016. Tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, nhằm ngăn chặn việc sạt lở bờ bãi sông sát chân đê, bảo đảm sự ổn định lâu dài cho toàn đoạn đê, đáp ứng công tác phòng, chống lụt bão, an toàn đê điều và tăng cường năng lực giao thông khu vực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội huyện Ba Vì.
Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn nhiều địa phương trong cả nước đang tập trung chăm lo phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm và sâu bệnh hại cây trồng. Tại Hòa Bình, từ ngày 9-1 đến nay, đã có 16 con trâu, bò chết rét, chủ yếu tại các xã Xuân Phong, Bình Thanh, Yên Thượng, Tây Phong, huyện Cao Phong. Chi cục Thú y tỉnh đang phối hợp UBND huyện, xã đi kiểm tra và tăng cường công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc. Các ngành chức năng cử đoàn công tác xuống cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói rét, đặc biệt chú trọng các địa phương vùng cao, những nơi có nguy cơ vật nuôi chết nhiều.
Tại Yên Bái, tính đến trưa 16-1, toàn tỉnh đã có 104 con gia súc bị chết rét. Trong đó, huyện Mù Cang Chải 81 con, huyện Văn Chấn 14 con, huyện Yên Bình hai con. Ngành nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến cáo nông dân trong tỉnh tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc như: chuẩn bị chu đáo thức ăn, che chắn chuồng trại, tuyệt đối không thả rông gia súc vào những ngày rét đậm, rét hại để bảo vệ đàn gia súc.
Quảng Ngãi phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc bằng cách hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia đình, các trang trại có biện pháp gia cố, nâng cấp, che chắn chuồng trại; không thả rông trâu, bò trong rừng vào những ngày lạnh. Tỉnh thông tin, tuyên truyền kịp thời diễn biến tình hình thời tiết, dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống, giúp nông dân kịp thời xử lý các tình huống bất lợi đối với gia súc.
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam cho biết, tiến độ gieo sạ lúa vụ đông xuân ở vùng ĐBSCL chậm hơn so với các năm trước, do ảnh hưởng của nước lũ rút chậm, nhiều vùng nội đồng nước còn ngập sâu. Hiện, bệnh đạo ôn lá xuất hiện ở nhiều tỉnh trong vùng như: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An, Bạc Liêu với diện tích nhiễm hơn 30 nghìn ha; tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến 5 đến 10%, nơi cao hơn 20%. Ngoài ra, trong vùng còn xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông với gần 10 nghìn ha. Đặc biệt, toàn vùng còn có gần 50 nghìn ha lúa bị nhiễm rầy nâu, tăng 10 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước, với mật độ trung bình 1.000-2.000 con/m2, nơi cao từ 3.000 đến 6.000 con/m2. Riêng tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp còn có hàng chục ha lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, nhất là trên giống lúa IR 50404.
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Nai khuyến cáo nông dân đây là thời điểm thuận lợi cho một số loài sinh vật phát triển gây hại đến sự sinh trưởng của cây trồng, vì vậy nông dân cần chủ động thăm đồng thường xuyên, để phòng trừ sớm một số sinh vật hại chủ yếu trên những cây trồng vụ đông xuân 2011-2012. Theo khuyến cáo của ngành, đối với trà lúa đông xuân sớm đang đẻ nhánh, đứng cây, trổ chín, bà con cần chủ động phòng bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm vằn và sâu cuốn lá gây hại mạnh.
Tính từ đầu mùa xuống giống vụ lúa đông xuân đến nay, các địa phương trong tỉnh An Giang đã tổ chức 26 đợt diệt chuột cộng đồng, với sự tham gia của hơn 1.154 lượt nông dân, góp phần hạn chế tác hại của chuột cắn phá lúa đông xuân, chủ yếu là trên các trà lúa mới gieo sạ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()