Các địa phương nỗ lực phòng, chống bệnh tay, chân, miệng
Sở Y tế Bình Dương cho biết, trong tám tháng năm nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Số người bệnh mắc bệnh sốt xuất huyết là 2.635 ca, tăng hai lần so với cùng kỳ năm 2010, trong đó có ba ca tử vong.Đặc biệt là bệnh tay, chân, miệng (TCM) cũng xuất hiện từ đầu năm và số lượng người bệnh liên tục tăng. Tính đến ngày 15-8, bệnh đã xảy ra ở 7/7 huyện, thị xã với số mắc là 1.347 ca, cao gấp 3,4 lần so với cùng kỳ và có tám ca tử vong.Toàn tỉnh còn có 123 ca sốt rét, trong đó sốt rét ác tính năm ca và có một ca tử vong.UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành y tế triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh dịch; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh TCM ngay tại hộ gia đình, tại cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, mẫu giáo... Tỉnh...
Đặc biệt là bệnh tay, chân, miệng (TCM) cũng xuất hiện từ đầu năm và số lượng người bệnh liên tục tăng. Tính đến ngày 15-8, bệnh đã xảy ra ở 7/7 huyện, thị xã với số mắc là 1.347 ca, cao gấp 3,4 lần so với cùng kỳ và có tám ca tử vong.
Toàn tỉnh còn có 123 ca sốt rét, trong đó sốt rét ác tính năm ca và có một ca tử vong.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành y tế triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh dịch; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh TCM ngay tại hộ gia đình, tại cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, mẫu giáo…
Tỉnh Lâm Đồng đã có 464 trẻ em nhiễm bệnh TCM. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chưa có triệu chứng biến thể bất thường, phần lớn vẫn áp dụng các phác đồ điều trị ngoại trú. Công tác kiểm soát bệnh, xử lý sát khuẩn môi trường nhằm phòng bệnh lây lan mạnh đang được triển khai nghiêm ngặt theo chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành y tế. Sau 10 ngày học sinh tựu trường, chưa trường học nào có trẻ nhiễm bệnh do lây lan trong trường học.
Trước tình hình bệnh tay, chân, miệng trên địa bàn đang có chiều hướng lây lan nhanh, một số địa phương chưa quyết liệt trong phòng, chống bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình vừa có công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, 11 huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống tại gia đình, cộng đồng, nhà trẻ, mẫu giáo; làm vệ sinh môi trường; rửa tay bằng xà-phòng hoặc hóa chất sát khuẩn; bảo đảm vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống. Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch không để bùng phát, lan rộng, kéo dài, hạn chế tối đa các biến chứng và tử vong cho người bệnh. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn (nhất là trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình) cần phối hợp ngành y tế trên địa bàn triển khai các biện pháp thiết thực để phòng bệnh tay, chân, miệng..
Theo Nhandan
Ý kiến ()