Các địa phương chủ động phòng, chống dịch bệnh cho cây lúa
Theo Ban chỉ đạo PCLB T.Ư, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên chậm. Mực nước lúc 7 giờ ngày 28-9 trên sông Tiền tại Tân Châu: 3,03 m; trên sông Hậu tại Châu Ðốc: 2,56 m; trên sông Ðồng Nai tại Tà Lài là 111,70 m.
Dự báo, trong hai đến ba ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên, sau đó biến đổi chậm. Ðến ngày 2-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,25 m; tại Châu Ðốc ở mức 2,8 m.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình cho biết, hiện nay trên đồng ruộng ở các xã Thụy Tân, Thụy Trường (Thái Thụy), Ðông Huy, Ðông Ðộng (Ðông Hưng), Song Lãng, Duy Nhất, Minh Khai (Vũ Thư)… xuất hiện rầy lứa 7 bắt đầu nở, mật độ trung bình từ 200 đến 300 con/m2, nơi cao từ 1.000 đến 3.000 con/m2. Theo dự báo, rầy lứa 7 có nguy cơ gây cháy lúa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã có thông báo hướng dẫn bà con nông dân tích cực thăm đồng, kiểm tra rầy bằng cách rẽ lúa quan sát kỹ phần gốc lúa sát với mặt nước. Khi thấy mật độ rầy khoảng 40 con/khóm (1.500 – 2.000 con/m2) phải tổ chức phun trừ ngay bằng các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn trên bao bì…
* Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên:Theo Viện lúa Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCN), từ đầu tháng 9 đến ngày 20-9 có hơn 10.000 ha lúa thu đông trong giai đoạn mạ đến đẻ nhánh tại các tỉnh, thành phố Long An, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ nhiễm loài muỗi hành (tên khoa học là Orselia oryzae). Ngành bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố đã hướng dẫn nông dân tháo nước, phơi ruộng để hạn chế lây lan, đồng thời thực hiện vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ, lập bẫy đèn theo dõi mật độ muỗi hành để phun thuốc khi muỗi phát sinh rộ bằng các loại thuốc đặc hiệu như Sapen alpha 5EC, Sec Saigon 5,10 EC, Diaphos 50EC, Sargent 6G…
Theo Nhandan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()