Các địa phương chủ động đối phó áp thấp nhiệt đới trên biển Ðông
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. - Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,62 triệu ha lúa hè thu * Trà Vinh trồng mới 120 ha rừng phòng hộ ven biểnTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, đêm 30-9 vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đến 13 giờ hôm nay (1-10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 113,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320 km về phía nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh cho nên khu vực nam Biển Đông, vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8...
![]() Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. |
– Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,62 triệu ha lúa hè thu * Trà Vinh trồng mới 120 ha rừng phòng hộ ven biển
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, đêm 30-9 vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đến 13 giờ hôm nay (1-10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 113,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320 km về phía nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh cho nên khu vực nam Biển Đông, vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Ngày 30-9, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư có Công điện số 14 điện Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, thực hiện kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm được xác định là phía bắc vĩ tuyến 12o và phía đông kinh tuyến 110,5o giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư và Ủy ban Quốc gia TKCN.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, đến chiều 30-9 còn 128 tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân trong tỉnh với 1.249 lao động đang hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra, còn có 156 tàu cá cũng của ngư dân Phú Yên với 663 lao động đang hoạt động gần bờ tại các vùng biển từ Phú Yên đến Bình Thuận. Toàn bộ số phương tiện nêu trên đều liên lạc được với gia đình. Đơn vị đã duy trì các kíp trực, triển khai 120 cán bộ chiến sĩ với phương tiện thiết bị sẵn sàng cơ động xử lý khi có tình huống xảy ra.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh miền nam đã thu hoạch hơn 1,93 triệu ha lúa hè thu, chiếm 96,3% diện tích xuống giống, trong đó, các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,62 triệu ha, nhanh hơn 1,6% so cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương ĐBSCL, năng suất lúa hè thu tăng nhẹ so vụ trước, bình quân đạt khoảng 55 tạ/ha, ước sản lượng toàn vùng đạt hơn chín triệu tấn.
Hiện, tỉnh Kiên Giang đang thu hoạch lúa vụ thu đông (lúa vụ 3) hơn 31.600 ha, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, đạt 43,4% diện tích gieo sạ. Ước sản lượng đạt từ 300 nghìn tấn trở lên, với giá lúa thương phẩm từ 6.000 đến 6.300 đồng/kg
Ngoài diện tích lúa, năm nay, tỉnh Vĩnh Long có kế hoạch gieo trồng 41.733 ha rau màu các loại. Đến nay, diện tích rau màu xuống ruộng của tỉnh đạt gần 23 nghìn ha, chiếm 55% tổng diện tích xuống giống, tăng 13% so năm trước. Nhiều mô hình trồng màu mang lại thu nhập cao như mô hình trồng củ sắn ở huyện Trà Ôn cho lợi nhuận 160 triệu đồng/ha, luân canh lúa – khoai lang từ 50 đến 60 triệu đồng/ha, chuyên canh hành lá ở huyện Bình Tân đạt 200 triệu đồng/1 ha/vụ…
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh vừa triển khai kế hoạch trồng mới 120 ha rừng phòng hộ ven biển năm 2012, với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh còn đầu tư 1,8 tỷ đồng để thực hiện giao khoán mới, tái giao khoán cho hơn 3.000 hộ dân nhận khoanh nuôi và bảo vệ hơn 4.000 ha rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đã được trồng trong những năm qua.
An Giang hợp tác với Nhật Bản về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Ngày 30-9, tỉnh An Giang và Trường đại học SAGA (Nhật Bản) đã tổ chức hội thảo nhằm tăng cường hợp tác với Nhật Bản trên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Theo đó, tỉnh An Giang và Trường đại học SAGA thống nhất 10 định hướng hợp tác chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xây dựng những chương trình, dự án nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi (chú trọng giống thủy sản) thích ứng với biến đổi khí hậu..
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()