Các chủ phương tiện giao thông cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, phòng chống cháy nổ
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy, nổ ô tô, xe máy trên địa bàn toàn quốc, nhất là tại Hà Nội mà không xuất phát từ nguyên nhân tai nạn giao thôngkhiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, lo lắng. Trước tình hình trên, Bộ Công an đã yêu cầu lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) các địa phương thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình liên quan đến số vụ cháy, nổ phương tiện ô tô, xe máy.Gần 20 vụ cháy ôtô, xe máyTheo thống kê của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP. Hà Nội từ ngày 1/12/2010 đến 18/12/2011, toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy, gây thiệt hại về người và nhiều tài sản. Riêng các vụ cháy, nổ xe máy trên toàn quốc từ đầu năm 2011 đến ngày 23/12/2011 là 18 vụ. Số ô tô, xe máy cháy, nổ có đủ loại của các hãng: Hyundai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Mitsubishi, Kia, Toyota; các hãng SYM, Honda (Air Blade, SH, Dylan, Wave)...Theo kết quả đánh giá của Bộ Công an ngày 23/12, các...
T hời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy, nổ ô tô, xe máy trên địa bàn toàn quốc, nhất là tại Hà Nội mà không xuất phát từ nguyên nhân tai nạn giao thông khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, lo lắng. Trước tình hình trên, Bộ Công an đã yêu cầu lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) các địa phương thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình liên quan đến số vụ cháy, nổ phương tiện ô tô, xe máy.
Gần 20 vụ cháy ôtô, xe máy
Theo thống kê của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP. Hà Nội từ ngày 1/12/2010 đến 18/12/2011, toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy, gây thiệt hại về người và nhiều tài sản. Riêng các vụ cháy, nổ xe máy trên toàn quốc từ đầu năm 2011 đến ngày 23/12/2011 là 18 vụ. Số ô tô, xe máy cháy, nổ có đủ loại của các hãng: Hyundai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Mitsubishi, Kia, Toyota; các hãng SYM, Honda (Air Blade, SH, Dylan, Wave)…
Theo kết quả đánh giá của Bộ Công an ngày 23/12, các vụ cháy, nổ xe xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với những vụ đã xác định được nguyên nhân gây cháy, nổ chủ yếu là do sự cố về chập điện; hoặc đang để trong khu vực bị cháy nên bén lửa; một số vụ ô tô, xe máy bị cháy nổ do bị tai nạn giao thông. Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia, do việc lưu hành xe quá cũ, quá tải, sử dụng nhiên liệu không đúng chủng loại; nhiều chủ phương tiện sau khi mua xe thường lắp thêm nhiều phụ kiện khác như: Còi, đèn, quá trình sử dụng bị hỏng, gây chập điện cũng dễ gây ra cháy nổ…
Khi sự việc xảy ra, lực lượng Công an các cấp đã phối hợp các ngành liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết. Trong đó, đối với các vụ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người, tài sản hoặc có dấu hiệu tội phạm gây ra, khi nhận được tin báo, lực lượng Công an đã khẩn trương tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra, xác minh vụ việc theo quy định của pháp luật. Điển hình là vụ cháy nổ xe Honda Dream ngày 01/12/2011 xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh làm người mẹ đang mang thai và con gái 4 tuổi tử vong, Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, khi thấy có dấu hiệu tội phạm đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Khó khăn trong việc kết luận nguyên nhân gây cháy, nổ
Qua thực tế điều tra, xác minh các vụ cháy, nổ, cơ quan chức năng thấy đang có những khó khăn, bất cập ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kết luận nguyên nhân gây cháy, nổ, chủ yếu là: Số vụ cháy, nổ xảy ra do nhiều chủ phương tiện không trình báo cơ quan chức năng hoặc trình báo chậm, nên lực lượng Công an không nắm hết tình hình, chậm triển khai các biện pháp ban đầu để xác định nguyên nhân xảy ra.
Bên cạnh đó, đa số các vụ cháy ô tô, xe máy hiện trường đều bị xáo trộn do cứu hỏa, hoặc yêu cầu cần phải giải tỏa nhanh chóng lòng đường, tránh ách tắc giao thông, nên lực lượng chuyên môn khó tiếp cận kịp thời hiện trường vụ cháy để thu thập dấu vết, thông tin phục vụ cho công tác xác minh điều tra, kết luận vụ việc.
Mặt khác, việc điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy nổ ô tô, xe máy liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, kết luận vấn đề phải dựa trên cơ sở khoa học, dấu vết, tác nhân gây cháy nổ, có nhiều vụ phức tạp cần phải phối hợp nhiều lực lượng, nhiều ngành tham gia; do vậy, cần phải có thời gian để các chuyên gia phân tích, đánh giá giám định, không thể xảy ra là có thể kết luận, trả lời công luận ngay được.
Cần cảnh giác, thận trọng khi tham gia giao thông
Trước tình trạng trên, để ngăn ngừa, hạn chế số vụ thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Bộ Công an khuyến cáo các chủ phương tiện khi tham gia giao thông cần cảnh giác, thận trọng, chủ động tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình.
Cụ thể, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng phương tiện, chủ động phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc theo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ thuật của xe; sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, chất lượng; khi lắp thêm các thiết bị phụ kiện khác như: Còi, đèn, các thiết bị vào xe cần kiểm tra đảm bảo các yếu tố an toàn khi sử dụng.
Khi xảy ra cháy nổ, cần bình tĩnh, khẩn trương nhanh chóng rời khỏi phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn; đồng thời, dùng các phương tiện chữa cháy hiện có (bình bọt, cát, nước…) để dập lửa; chú ý bảo vệ an toàn các tài sản khác ở cạnh đám cháy. Thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng (Công an xã, phường, các cơ quan PCCC, hãng sản xuất, Hội bảo vệ người tiêu dùng…) để phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân, kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()