Cả nước đạt hơn 8,6 triệu tấn lúa vụ hè thu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng lúa vụ hè thu 2012 của cả nước sẽ đạt hơn 8,6 triệu tấn và khoảng 2,5 triệu tấn gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm, có thêm khoảng 11,9 triệu tấn lúa, quy ra 3,5 triệu tấn gạo hàng hóa xuất khẩu.Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được năm triệu tấn gạo và đã giao 2,7 triệu tấn. Trong tháng 6, dự kiến sẽ giao 700 đến 750 nghìn tấn gạo. Như vậy, sáu tháng đầu năm các doanh nghiệp Việt Nam khả năng giao được 3,3 đến 3,4 triệu tấn gạo. Gạo thơm Việt Nam có chất lượng ngang gạo Thái-lan, giá lại thấp hơn, cho nên nhiều nước đặt mua.PVNăm tháng đầu năm xuất khẩu cà-phê đạt gần 1,8 tỷ USDTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 860 nghìn tấn cà-phê, đạt kim ngạch gần 1,8 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (7,8%) và giá trị (3%). Giá cà-phê xuất khẩu bình quân năm tháng đầu năm là 2.087 USD/tấn....
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được năm triệu tấn gạo và đã giao 2,7 triệu tấn. Trong tháng 6, dự kiến sẽ giao 700 đến 750 nghìn tấn gạo. Như vậy, sáu tháng đầu năm các doanh nghiệp Việt Nam khả năng giao được 3,3 đến 3,4 triệu tấn gạo. Gạo thơm Việt Nam có chất lượng ngang gạo Thái-lan, giá lại thấp hơn, cho nên nhiều nước đặt mua.
PV
Năm tháng đầu năm xuất khẩu cà-phê đạt gần 1,8 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 860 nghìn tấn cà-phê, đạt kim ngạch gần 1,8 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (7,8%) và giá trị (3%). Giá cà-phê xuất khẩu bình quân năm tháng đầu năm là 2.087 USD/tấn. Như vậy, với sản lượng cả niên vụ 2011-2012 là 1,3 triệu tấn, đến nay cả nước đã xuất hơn 1,05 triệu tấn.
Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà-phê ở Tây Nguyên đang tập trung phương tiện, vật tư, nguồn vốn đầu tư chăm sóc, phấn đấu đạt từ một triệu tấn cà-phê nhân trở lên trong niên vụ 2012- 2013. Năm nay, do mùa mưa đến sớm, mưa lại đều nên các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà-phê ở Tây Nguyên đã giảm được tiền đầu tư tưới nước, chuyển sang mua vật tư, phân bón, thuê nhân công đầu tư thâm canh cho cây cà-phê. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh trong vùng có hơn 526.168 ha, trong đó, diện tích cà-phê kinh doanh cho thu hoạch hơn 520 nghìn ha.
PV
Làm rõ hoạt động của Công ty Đất Hiếm
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Công thương phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh về việc công nhân Công ty Đất Hiếm, tại Khu công nghiệp Việt Hưng (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã đồng loạt đình công, đòi chủ doanh nghiệp tăng lương, thực hiện việc trả lương theo đúng Luật Lao động. Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan và địa phương nêu trên có giải pháp xử lý, chấn chỉnh, khắc phục những vấn đề liên quan lợi ích người lao động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-6.
Phê duyệt quy hoạch mặt bằng Khu di tích Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 8-6-2012, phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 đường Hoàng Diệu (Hà Nội).
Khu đất được quy hoạch rộng 45.380 m2. Cụ thể, diện tích được quy hoạch để xây dựng nhà trưng bày khảo cổ là 13.674 m2; khu vực trưng bày mô phỏng, hầm kính là 3.438 m2; diện tích cây xanh dự trữ khảo cổ học 21.195 m2; diện tích khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu 6.803 m2; diện tích khu vực kỹ thuật, phụ trợ 859,3 m2; diện tích sân, đường giao thông 6.214 m2… Theo quy hoạch, chiều cao công trình xây mới trong khu di tích tối đa là 5 m, hạn chế xây dựng các công trình nổi. Về giao thông, sẽ bố trí bốn lối vào từ các đường Hoàng Diệu, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ và Bắc Sơn. Cổng chính được đặt tại góc đường Hoàng Diệu – Bắc Sơn. Trong khuôn viên khu di tích, sẽ thiết kế hai tuyến đường tham quan chính và các đường dạo kết nối các điểm tham quan.
Khu vực 18 Hoàng Diệu và khu Thành Cổ thuộc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
PV
Bộ Công thương thông báo về việc Trung Quốc tăng cường kiểm dịch thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Ngày 11-6, Bộ Công thương cho biết: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa có công điện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về “Các biện pháp quản lý giám sát kiểm nghiệm kiểm dịch đối với thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi nhập khẩu” (Lệnh số 118) của Tổng cục Kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng Nhà nước Trung Quốc (AQSIQ).
Theo đó, phía Trung Quốc tăng cường thực hiện các công tác quản lý theo quy chuẩn về kiểm nghiệm kiểm dịch đối với việc kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật đã qua chế biến như các loại bã, cám lúa mì… Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tới đây muốn xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia phải đăng ký với AQSIQ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trước ngày 1-6-2013. Bộ Công thương thông báo để doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng trên biết và thực hiện.
PV
Liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa
Tại Văn bản số 4113/VPCP-KTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa tại các mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các cơ quan chức năng, các địa phương và doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp để mở rộng mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo phương thức “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa và các cây trồng khác; đồng thời sớm nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ phương thức sản xuất này…
Theo Nhandan
Ý kiến ()