Cả nước chung sức, chung lòng xóa đói, giảm nghèo
TRƯƠNG TẤN SANG, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1- Quan tâm giúp đỡ người nghèo, "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách", giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu, lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa là bảo vệ, chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; vì vậy, được kế thừa, phát huy, làm nên bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tháng 8-1945, khi cách mạng vừa mới thành công, đất nước mới giành được độc lập, trong bộn bề công việc đối phó với thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền non trẻ, Bác Hồ đã đặt nhiệm vụ chống giặc đói, chống giặc dốt như chống giặc ngoại xâm. Khi phóng viên nước ngoài hỏi vì sao Bác quan tâm như vậy đối với cuộc sống của nhân dân, Bác đã trả lời: Đất nước độc lập mà...
TRƯƠNG TẤN SANG, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam
1- Quan tâm giúp đỡ người nghèo, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu, lý tưởng Xã hộichủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa là bảo vệ, chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; vì vậy, được kế thừa, phát huy, làm nên bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Tháng 8-1945, khi cách mạng vừa mới thành công, đất nước mới giành được độc lập, trong bộn bề công việc đối phó với thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền non trẻ, Bác Hồ đã đặt nhiệm vụ chống giặc đói, chống giặc dốt như chống giặc ngoại xâm. Khi phóng viên nước ngoài hỏi vì sao Bác quan tâm như vậy đối với cuộc sống của nhân dân, Bác đã trả lời: Đất nước độc lập mà nhân dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì và Bác còn nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng, Nhà nước ta luôn đề ra nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa sản xuất vừa chiến đấu; trong chiến tranh vẫn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân. Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, có rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm tới chính sách phân phối, bảo đảm đời sống cho tất cả cáctầng lớp nhân dân, đồng thời với hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; nhờ vậy đã giữ vững ổn định xã hội, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hộichủ nghĩa, cùng với việc đổi mới cơ chế, chính sách để phát huy tối đa mặt tích cực của cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, có nhiều chủ trương, cơ chế chính sách hạn chế tác động tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là hạn chế tác động làm phân hóa, mở rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, như yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp đồng thời với đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội… Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình, dựán xóa đói, giảm nghèo. Chương trình 135 (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) đã xây dựng hàng chục nghìn công trình cơ sở hạ tầng giao thông, trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, nhà bán trú, nội trú cho học sinh, cáccông trình điện, nước sạch, thủy lợi cho các xã nghèo; hàng trăm nghìn lượt cán bộ thôn, xã đã được học tập, tập huấn kiến thức quản lý, khoa học – công nghệ và đồng bào người dân tộc thiểu số được dạy nghề, nâng cao hiểu biết để phát triển kinh tế gia đình, vượt khỏi đói nghèo. Chương trình 134 đã hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hàng chục nghìn công trình nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp có hiệu quả, tạo tiền đề quan trọng để một bộ phận lớn hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Hàng triệu lượt hộ nghèo đã được vay vốn tín dụng ưu đãi và được hướng dẫn các h làm ăn. Hàng trăm nghìn người lao động nghèo được đào tạo nghề miễn phí và tạo việc làm. Hàng nghìn công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tại cácxã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Mở rộng đối tượng hưởng bảo hiểm y tế đối với hộ cận nghèo; điều chỉnh tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo; hàng chục triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, giúp người nghèo giảm đáng kể cácchi phí khám chữa bệnh khi ốm đau. Mở rộng đối tượng và tăng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Miễn thủy lợi phí và một số khoản đóng góp cho nông dân; hỗ trợ đối với cácmặt hàng chính sách phục vụ đồng bào dân tộc miền núi… Gần đây là Quyết định 167 của Chính phủ và Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất cả nước được triển khai thực hiện với mục tiêu tạo sự chuyển đổi nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc cáchuyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 cáchuyện này có mức sống ngang bằng các huyện khác trong vùng. Hàng chục nghìn căn nhà đã được xây dựng, giao cho cáchộ nghèo. Hàng trăm nghìn héc-ta rừng được giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ cho hộ nghèo. Hàng nghìn lao động ở cáchuyện nghèo đã được hỗ trợ đào tạo nghề, học ngoại ngữ để đi lao động ở nước ngoài…
Đồng thời với thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo, những khi tình hình kinh tế – xã hộiđất nước gặp khó khăn, lạm phát, giá cả tăng cao hay khi thiên tai, bão lụt xảy ra, Nhà nước ta đều hết sức quan tâm tới bảo đảm an sinh xã hội, có các chính sách hỗ trợ kịp thời với người nghèo, những người có thu nhập thấp, thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại bởi thiên tai, bão lụt để đồng bào ổn định đời sống, giảm bớt khó khăn… Cùng với cácchương trình và chính sách của Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể, chính trị – xã hội, cáctổ chức quần chúng, đông đảo các tầng lớp nhân dân ta đã tích cực thamgia, có rất nhiều sáng kiến, tổ chức rất nhiều hoạt động phong phú để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn một cách kịp thời, cũng như đã góp phần xóa đói, giảm nghèo một các h cơ bản, lâu dài. Những hoạt động “Ngày vì người nghèo”, “Quỹ xóa đói, giảm nghèo”, “Quỹ tấm lòng vàng”, những cuộc vận động giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, bão lũ… đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, thu hút được sự thamgia tích cực, tự giác của đông đảo cáctầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Các hoạt động và phong trào này, trong những năm qua, không chỉ là phương thức xã hộihóa, huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội, cả trong và ngoài nước cho xóa đói, giảm nghèo, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khơi dậy và nuôi dưỡng tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Với sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, sự thamgia tích cực của các tổ chức xã hộivà cáctầng lớp nhân dân, sự vươn lên của các hộ nghèo, công tác xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh, từ hơn 20% năm 2005 xuống còn 9,5% năm 2010, trong đó có 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%. Những kết quả này được nhân dân ta ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều nước và tổ chức quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng thành công trong thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, từ thực tiễn đã tổng kết, rút ra được nhiều kinh nghiệm, bài học có giá trị, đặc biệt là bài học để xóa đói, giảm nghèo có kết quả phải kết hợp chặt chẽ ba yếu tố: sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước; sự thamgia tích cực của cả hệ thống chính trị, cáctầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế và sự nỗ lực vươn lên của bản thân người nghèo, vùng nghèo.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi chân thành cảm ơn cáctầng lớp nhân dân, các tổ chức và bạn bè quốc tế đã tích cực thamgia, hỗ trợ, giúp đỡ tạo nên kết quả xóa đói, giảm nghèo của đất nước ta thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan, kết quả xóa đói, giảm nghèo đạt được còn chưa bền vững, mức độ cải thiện đời sống của cáchộ nghèo còn chậm, số hộ cận nghèo còn lớn, nguy cơ tái nghèo cao khi gặp thiên tai, bão lụt, ốm đau, dịch bệnh… Tỷ lệ hộ nghèo giữa cáckhu vực, các vùng còn chênh lệch lớn. Miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Ở 62 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 50%, hơn 50%. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của đạibộ phận nhân dân được cải thiện, Nhà nước ta cũng từng bước nâng cao hơn tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo. Gần đây, ngày 30-1-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg xác định ở nông thôn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống, hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; còn ở thành thị, tương ứng là mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng và từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Với tiêu chí mới này thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở nước ta lại tăng lên. Vì vậy, cuộc chiến đấu chống đói nghèo còn tiếp tục là nhiệm vụ hết sức quan trọng ở nước ta.
2- Đại hộiĐại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục dành sự quan tâm cao cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo. Nhiệm vụ này được nêu trong tất cả các văn kiện Đại hội. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm nhiệm kỳ
khóa XI, 2011-2015, Đại hộixác định “Tập trung triển khai có hiệu quả cácchương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững” (1) và đề ra chỉ tiêu giảm hộ nghèo bình quân 2%/năm. Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội10 năm, 2011-2020, có nhiệm vụ “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, đa dạng hóa cácnguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại cáchuyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo” (2) và đề ra chỉ tiêu giảm hộ nghèo bình quân 1,5 – 2%/năm trong cả thời kỳ chiến lược. Cương lĩnh xây dự ng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đề ra nhiệm vụ “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giầu – nghèo giữa cácvùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội” (3).
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hộiđề ra, trước hết phải tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, mà nội dung là sự tiếp tục và mở rộng cácchương trình xóa đói, giảm nghèo, kể cả chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn trước. Cấp ủy Đảng và chính quyền cáccấp, các ngành phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, xem đây là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, của ngành, đơn vị mình; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình một cách tích cực, khoa học, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cáccơ quan, ban, ngành có liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền vận động, đồng thời ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của chương trình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, tìm ra các h làm phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, phát hiện những điển hình tiên tiến để kịp thời biểudương, nhân rộng, uốn nắn những lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm trong thực hiện chương trình… MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm tích lũy được, tiếp tục thamgia tích cực, có kết quả, bằng những hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, vào việc thực hiện chương trình; đẩy mạnh hơn nữa cácCuộc vận động “Vì người nghèo” để các hoạt động vì người nghèo thực sự trở thành phong trào thi đua yêu nước của quần chúng, thu hút sự thamgia tích cực của đông đảo cáctầng lớp nhân dân ta: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ cáclực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, ở cả thành thị và nông thôn, ở mọi vùng, miền của đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hộivào thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; kịp thời biểudương, tôn vinh những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp.
Cùng với thực hiện tốt chương trình quốc gia vì người nghèo, để xóa bỏ một cách căn bản những nguyên nhân sinh ra nghèo đói, xóa nghèo một cách bền vững, cáccấp ủy, tổ chức Đảng, cáccơ quan nhà nước, cáctổ chức trong hệ thống chính trị ở tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hộiđất nước đến năm 2015 và 2020 mà Đại hộiXI của Đảng đã đề ra, trong đó đặc biệt quan trọng là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu là chủ yếu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong tái cơ cấu nền kinh tế, cần thu hút đầu tư và chuyển cácngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản về cácvùng nông thôn, ven biển, miền núi để sử dụng, tạo việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động đông đảo, phần đông là còn nghèo trong vùng và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng. Trong thực hiện đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần hết sức quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông điện, nước, thông tin liên lạc và phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao dân trí, tăng cường dạy nghề cho vùng nông thôn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để đồng bào vươn lên phát triển sản xuất, vượt qua nghèo đói, tiến tới làm giàu cho mình, cho đất nước. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời với phát triển kinh tế, cần tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hộiđa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là đối với người nghèo, vượt qua khó khăn hoặc rủi ro trong cuộc sống. Nhà nước tăng cường đầu tư và có cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hộihóa, huy động các nguồn lực cho xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống dựbáo, cảnh báo thiên tai, cácphương tiện liên lạc, cứu hộ cứu nạn ở vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai xảy ra; đồng thời huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cácvùng, cácđối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống…
Trên con đường phát triển đi lên của đất nước, xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhân văn và cao cả, phù hợp với truyền thống của dân tộc ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hộita. Nhân ngày Vì người nghèo 17-10 do MTTQ Việt Nam phát động, cả nước hãy chung sức chung lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng và cao cả này.
—————————————————–
(1) Văn kiện Đại hộiĐại biểutoàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, Nhà xuất bản Sự thật, 2011, trang 229.
(2) Văn kiện Đại hộiĐại biểutoàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, Nhà xuất bản Sự thật, 2011, trang 124 – 125.
(3) Văn kiện Đại hộiĐại biểutoàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, Nhà xuất bản Sự thật, 2011, trang 79.
Theo Nhandan
Ý kiến ()