Ngày 2-5 tới, các cử tri Ca-na-đa sẽ đi bỏ phiếu để bầu QH lần thứ 41 trước thời hạn. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ca-na-đa đang có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngày 25-3, Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng X.Ha-pơ đã sụp đổ do không qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại QH. Các đảng đối lập cáo buộc Chính phủ quản lý kém, bưng bít thông tin và không minh bạch.Theo lãnh đạo đảng Tự do đối lập chính ở Ca-na-đa, M.I-gna-ti-ép, Chính phủ của ông Ha-pơ coi thường QH khi từ chối cung cấp thông tin về chi phí mua những máy bay chiến đấu F-35, những cải cách tư pháp và các dự toán liên quan đến lợi nhuận công ty và thuế. Trước đó, cả ba đảng đối lập tại Hạ viện là đảng Tự do, Khối Kê-bếch và đảng Dân chủ mới (NDP) đã bác bỏ dự thảo ngân sách liên bang của Chính phủ. Quan hệ thêm căng thẳng do lãnh đạo đảng Bảo thủ trong QH Ca-na-đa G.Bai-rớt cáo buộc các đảng đối lập...
Ngày 2-5 tới, các cử tri Ca-na-đa sẽ đi bỏ phiếu để bầu QH lần thứ 41 trước thời hạn. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ca-na-đa đang có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngày 25-3, Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng X.Ha-pơ đã sụp đổ do không qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại QH. Các đảng đối lập cáo buộc Chính phủ quản lý kém, bưng bít thông tin và không minh bạch.
Theo lãnh đạo đảng Tự do đối lập chính ở Ca-na-đa, M.I-gna-ti-ép, Chính phủ của ông Ha-pơ coi thường QH khi từ chối cung cấp thông tin về chi phí mua những máy bay chiến đấu F-35, những cải cách tư pháp và các dự toán liên quan đến lợi nhuận công ty và thuế. Trước đó, cả ba đảng đối lập tại Hạ viện là đảng Tự do, Khối Kê-bếch và đảng Dân chủ mới (NDP) đã bác bỏ dự thảo ngân sách liên bang của Chính phủ. Quan hệ thêm căng thẳng do lãnh đạo đảng Bảo thủ trong QH Ca-na-đa G.Bai-rớt cáo buộc các đảng đối lập đang tìm cách giành quyền lực, thông qua việc thành lập một liên minh lật đổ chính phủ, bất chấp nền kinh tế đất nước đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, kinh tế Ca-na-đa tăng trưởng 1,5% từ năm 2009.
Chiến dịch vận động tranh cử QH Ca-na-đa lần thứ 41 được chính thức bắt đầu từ ngày 26-3. Trong cương lĩnh tranh cử công bố ngày 3-4, đảng Tự do đối lập cam kết sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách tương đương 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong hai năm tới; chủ trương theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân sách nhưng không đưa ra thời gian cụ thể; đồng thời nhắc lại những cam kết đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử trước đó. Trong đó, sẽ đầu tư hơn hai tỷ đô-la Ca-na-đa (CAD) cho các chương trình giáo dục, chăm sóc y tế gia đình và bảo tồn năng lượng. Đảng Bảo thủ cho rằng, đảng Tự do sẽ không thể giữ đúng cam kết cắt giảm chi tiêu chính phủ mà không tăng thuế đối với các hộ gia đình. Còn Chủ tịch NDP G.Lây-tơn, khẳng định, đảng Tự do đã vay mượn ý tưởng của NDP, đồng thời tỏ ý nghi ngờ về khả năng thực hiện đúng cam kết của đảng này nếu họ giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tới.
Báo Bưu điện quốc gia số ra ngày 21-4, đăng bài đặt câu hỏi nhà lãnh đạo và chính đảng nào của Ca-na-đa sẽ đối phó tốt nhất những thách thức như: quản lý phục hồi kinh tế; đối phó với khả năng ly khai của Kê-bếch; an ninh chống khủng bố; quan hệ với các nước Trung Đông và giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu theo hướng bảo vệ kinh tế Ca-na-đa. Ngày 23-4 vừa qua, diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa đảng Bảo thủ với ba đảng đối lập. Tại diễn đàn này, ông Ha-pơ cho rằng, ưu tiên của đảng Bảo thủ là bảo đảm ổn định và an ninh cho người dân Ca-na-đa trước những thách thức toàn cầu… Lãnh đạo các đảng phái chính trị Ca-na-đa cũng tích cực đi vận động tranh cử ở nhiều địa phương nhằm kêu gọi các cử tri ủng hộ đảng của mình.
Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, đảng Bảo thủ tiếp tục ở vị trí dẫn đầu với 37,8% số người ủng hộ, tiếp theo là đảng Tự do 25,9%, đảng Dân chủ mới 23,2%… Các nhà phân tích dự báo, nhiều khả năng đảng Bảo thủ sẽ tái thắng cử tại cuộc bầu cử QH mới. Tuy nhiên, kết quả cũng có thể thay đổi, vì còn 25% số cử tri chưa quyết định sẽ ủng hộ đảng nào.
Theo Nhandan
Ý kiến ()