Cà Mau: Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thiếu nguyên liệu trầm trọng
Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác và nuuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt không đến 30.000 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ; làm các nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu càng thiếu nguyên liệu. Trong 33 nhà máy, nhà máy nào cũng chỉ sản xuất 30% công suất, công nhân liên tục phải nghỉ chờ tôm nguyên liệu, một năm mới báo hiệu nhiều khó khăn cho ngành xuất khẩu thủy sản. Nguyên nhân thiếu nguyên liệu là do trái mùa thu hoạch tôm nuôi, bà con nông dân đã thả nuôi trên 20.000 ha trái vụ nhưng thất trắng do thiếu nước; khai thác thủy sản biển cũng không khá hơn dù toàn bộ phương tiện đã khai khơi ngay trong dịp tết nhưng năng suất rất thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau mỗi năm đạt khoảng 280.000 tấn, trong đó có 120.000 tấn tôm nhưng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu chế biến của các nhà máy. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều nhà máy phải mua nguyên liệu từ các nước như Ân Độ,...
Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác và nuuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt không đến 30.000 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ; làm các nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu càng thiếu nguyên liệu. Trong 33 nhà máy, nhà máy nào cũng chỉ sản xuất 30% công suất, công nhân liên tục phải nghỉ chờ tôm nguyên liệu, một năm mới báo hiệu nhiều khó khăn cho ngành xuất khẩu thủy sản.
Nguyên nhân thiếu nguyên liệu là do trái mùa thu hoạch tôm nuôi, bà con nông dân đã thả nuôi trên 20.000 ha trái vụ nhưng thất trắng do thiếu nước; khai thác thủy sản biển cũng không khá hơn dù toàn bộ phương tiện đã khai khơi ngay trong dịp tết nhưng năng suất rất thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau mỗi năm đạt khoảng 280.000 tấn, trong đó có 120.000 tấn tôm nhưng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu chế biến của các nhà máy. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều nhà máy phải mua nguyên liệu từ các nước như Ân Độ, Thái Lan, Băngladet… để mang về chế biến, do vậy chi phí bị đẩy lên cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Ông Quốc Việt, giám đốc nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu Quốc Việt cho biết, hợp đồng với khách hàng đã ký từ cuối năm trước, nếu không nhập nguyên liệu để chế biến thì sẽ không có hàng để giao, ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp, nhất là tình hình hiện nay, tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa là vô cùng khó khăn. Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, nhập tôm nguyên liệu là chuyện ngoài ý muốn của nhà máy, nhưng không có cách nào khác.
Kinh tế thủy sản nói chung, nuôi trồng và khai thác thủy sản nói riêng của tỉnh Cà Mau đang đứng trước nhiều khó khăn: năng suất nuôi trồng thấp; tài nguyên biển cạn dần nên khai thác cũng kém hiệu quả, nếu không có biện pháp bứt phá thì sẽ rất khó về lâu dài . Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Cà Mau không mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp thì thủy sản khó phát triển thêm.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()