Cà Mau: Nhiều hộ dân nuôi trăn vỡ nợ vì không có đầu ra
Theo Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tỉnh hiện có 700 hộ dân nuôi trăn với số lượng gần 20.000 con; trong đó có gần 100 hộ nuôi trăn đẻ, trăn mẹ có trọng lượng từ 70- 100 kg/con. So với cách đây 10 năm, con số này đã giảm đi 2/3.
Theo Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tỉnh hiện có 700 hộ dân nuôi trăn với số lượng gần 20.000 con; trong đó có gần 100 hộ nuôi trăn đẻ, trăn mẹ có trọng lượng từ 70- 100 kg/con. So với cách đây 10 năm, con số này đã giảm đi 2/3.
Nguyên nhân nghề nuôi trăn giảm mạnh là do không có đầu ra ổn định, giá cả xuống thấp, trong khi vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay, trăn không có thị trường tiêu thụ. Gía trăn thương phẩm hiện nay là 30.000 đồng/kg nhưng hiếm người mua. Trăn con giá 20.000 đồng/con vẫn ế ẩm.
Ông Huỳnh Biên Cương, một cán bộ nghỉ hưu ở đường Nguyễn Trãi thành phố Cà Mau cho biết, ông có kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi đàn trăn gần 100 con, trong đó có 20 con trăn đẻ. Thời điểm từ năm 1990 đến năm 2005, trăn con giá 100.000 đồng/con. Thông thường một con trăn mẹ đẻ, ấp nở từ 20- 40 trăn con. Trăn thương phẩm giá 120.000 đồng/kg. Nhiều thương lái khắp nơi đổ về Cà Mau mua trăn xuất khẩu, từ đó trăn lúc nào cũng hiếm, nhiều người thi nhau nuôi trăn. Nhiều hộ nhờ nuôi trăn mà khá giả. Nuôi trăn trở thành nghề nuôi phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Có người vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi trăn. Gia đình ông cũng vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư nay đã quá hạn nhưng không có khả năng trả. Cà Mau có không ít trường hợp nuôi trăn rơi vào hoàn cảnh này .
Trăn là loài động vật hoang dã, trọng lượng lớn nhất trên 100 kg/con. Trăn ăn rất khoẻ. Lúc trăn còn nhỏ thức ăn của trăn là chuột, cóc, nhái, nhưng lớn lên trăn ăn gà, vịt. 1 con trăn có trọng lượng từ 30 kg trở lên có thể ăn 2-3 con gà, vịt loại lớn mới no. Vì vậy chi phí mua thức ăn cho trăn là tốn kém. Trăn nuôi trong nhà bán không được phải cho ăn, trăn càng lớn chi phí lớn theo.
Theo ô ng Trịnh Văn Nghĩa, một hộ nuôi trăn quy mô lớn ở huyện U Minh, khó khăn cho nông dân hiện nay là cứ nuôi con gì số lượng nhiều là không có đầu ra. Từ cá chình, cá bống tượng, cá sấu tới trăn…Lúc đầu đắt như tôm tươi, nhưng khi nuôi ồ ạt với số lượng lớn thì ế ẩm.
Qua sự việc một số cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp hiện nay không có thị trường tiêu thụ cho thấy đã đặt ra cho người nông dân nhiều bất lợi. Để khắc phục tình trạng này thiết nghĩ cơ quan chức năng cần làm tốt chức năng khuyến nông khuyến ngư. Đặc biệt khuyến cáo bà con nông dân dù trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch. Nếu cứ tiếp tục nuôi trồng theo kiểu tự phát như hiện nay thì thiệt thòi trước hết vẫn thuộc bà con nông dân. Trong khi tỉnh Cà Mau chưa có quy hoạch phát triển đàn trăn thì nuôi trăn không có đầu ra là chính là điển hình cụ thể cho việc làm ăn tự phát.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()