tle=”Cà Mau khai thác lợi thế phát triển kinh tế biển” on click=”$('#gallery_120388003_1_332897').click(); return false;” href=”ja vasc ript:void(0);”> Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại tổ hợp tác sản xuất cá khô ở thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời – Cà Mau). Những năm qua, tỉnh Cà Mau đã quan tâm, có bước đi, thích hợp và những cách làm mới trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế ven biển; ưu tiên đầu tư các dự án phục vụ dân sinh; từng bước sắp xếp, bố trí ổn định cuộc sống cư dân vùng ven biển và mở hướng ra biển khơi… để khai thác tiềm năng kinh tế biển gắn với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo.
Xây dựng hạ tầng đồng bộ
Những năm qua, Cà Mau đã tập trung đầu tư nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực cho kinh tế biển phát triển. Đó là Cảng cá Sông Đốc, Hòn Khoai, các khu neo đậu tàu thuyền trú, tránh bão ở Rạch Gốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm… và nhiều hạng mục công trình dịch vụ hạ tầng nghề cá được đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả tích cực. Trong đó, thị trấn Sông Đốc đang được tập trung đầu tư nâng cấp trở thành một thị xã miền biển để liên kết với các cụm kinh tế biển Khánh Hội, Cái Đôi Vàm, tạo thành thế liên hoàn, hình thành các trung tâm nghề cá ven biển mở hướng ra biển Tây.
Tuy nhiên, đối với Cà Mau, tình trạng nước biển dâng, triều cường… đang là mối đe dọa và thách thức lớn, nhất là vào mùa mưa bão, gây thiệt hại lớn đến sản xuất, tài sản, tính mạng của người dân. Theo tính toán, thời gian tới có từ 60 nghìn đến 90 nghìn ha đất sản xuất thuộc các huyện ven biển có nguy cơ bị ngập, sạt lở do triều cường, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng/năm. Gánh nặng vùng ven biển tỉnh Cà Mau là dân cư sinh sống chủ yếu làm nghề biển cạn và bám lấy tài nguyên rừng, biển để mưu sinh, cuộc sống rất bấp bênh. Theo số liệu khảo sát mới đây của Ban Quản lý rừng phòng hộ biển Tây, trong toàn khu vực có gần bốn nghìn hộ dân sống ven rừng phòng hộ và đê biển Tây, phần đông là dân di cư tự do.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Tươi, cho biết: Nhiều năm qua, tỉnh Cà Mau đã quan tâm, có bước đi, cách làm thích hợp để quy hoạch phát triển vùng kinh tế ven biển một cách khá nhanh và đồng bộ. Ưu tiên đầu tư giải quyết các dự án phục vụ dân sinh, từng bước sắp xếp, bố trí ổn định cuộc sống cư dân vùng ven biển. Lấy vùng ven biển làm bệ phóng mở hướng ra biển khơi để khai thác tiềm năng kinh tế biển gắn với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo. Đến nay, tỉnh đã triển khai quy hoạch 35 dự án tái định cư vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 193/QĐ-TTg của Chính phủ. Các dự án nằm trên địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Trong số này có 16 dự án tái định cư nằm trên tuyến rừng phòng hộ ven biển. Các khu tái định cư được đầu tư xây dựng nhà bán kiên cố, điện, đường, trường học, trạm y tế, hệ thống nước sạch… và cấp một phần đất cho nhân dân sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tổ chức hàng trăm HTX, tổ hợp tác, làng nghề nuôi cá, nghêu, cua, hàu, làm cá khô, tôm khô, vá lưới… thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi ở vùng biển tham gia. Tuy nhiên, tỉnh đang gặp khó khăn về nguồn vốn, khi bắt tay vào triển khai thực hiện 13 dự án tái định cư, với tổng mức vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng và do thiếu nguồn vốn, nhất là vốn hỗ trợ từ Trung ương, không đáp ứng nhu cầu đầu tư triển khai thực hiện các hạng mục công trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh ở các khu tái định cư, cho nên hầu hết các dự án này đang trong tình trạng dở dang. Từ nay đến năm 2015, từ các nguồn vốn huy động, tỉnh Cà Mau tiếp tục triển khai và phấn đấu hoàn thiện các dự án tái định cư ven biển; đồng thời xúc tiến xây dựng các dự án bờ kè chống sạt lở vùng ven biển, cửa sông xung yếu, đông dân cư, nhằm từng bước ổn định đời sống dân cư vùng ven biển Cà Mau.
Hướng mạnh ra biển
Phát huy lợi thế kinh tế biển, gắn với sắp xếp, bố trí lại cư dân ổn định, tỉnh Cà Mau quyết tâm xây dựng vùng biển và ven biển trở thành “vùng kinh tế mở”, hướng mạnh phát triển ra biển, từng bước xây dựng vùng biển, ven biển thành vùng kinh tế động lực; khai thác tài nguyên biển đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển để phát triển bền vững.
Thời gian qua, cùng với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân sống tại các cửa sông, cửa biển, tỉnh còn đầu tư xây dựng nhiều cảng cá, bến cá, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây là sự khởi đầu cho bước đi tiếp theo của quá trình thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tận dụng lợi thế về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế – xã hội, tỉnh đẩy mạnh phát triển cơ cấu ngành nghề khai thác một cách hợp lý, chuyển từ nghề cá nhỏ lẻ, tự phát sang nghề cá có quy mô hợp lý, trang bị các thiết bị hiện đại, phục vụ cho khai thác xa bờ. Phát triển khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ kết hợp đồng bộ với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như cầu cảng, bến bãi, hạn chế khai thác ven bờ và ổn định sản lượng hợp lý đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi. Chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị; nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng sản phẩm khai thác, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Tăng cường trang thiết bị, hiện đại hóa các nhà máy chế biến thủy sản để có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu thô, lãng phí tài nguyên. Gắn với điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác cho phù hợp với đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác. Khuyến khích phát triển các loại tàu công suất lớn, hạn chế và tiến tới không cho phép đóng mới các loại tàu có công suất dưới 90 CV. Đầu tư và nâng cấp phương tiện khai thác đi đôi với đầu tư đóng mới tàu phát huy năng lực đánh bắt xa bờ.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau thực hiện một số giải pháp cơ bản như: hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nghiệp; tăng cường tín dụng đối với những hộ khai thác, nhất là khai thác xa bờ làm ăn có hiệu quả. Đối với nghề khai thác ven bờ, khuyến khích và hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang nghề cá trung bờ. Đối với nghề khai thác xa bờ cần được hỗ trợ về vốn, đầu tư đầy đủ các máy móc, trang thiết bị phục vụ khai thác; đồng thời tích cực tuyên truyền cho ngư dân về luật đánh bắt hải sản của một số nước trong khu vực nhằm tiếp tục ổn định an ninh trật tự vùng biển của ta và vùng chồng lấn với các nước lân cận trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển. Ưu tiên phát triển khu vực ven biển giai đoạn trước mắt, khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện sẽ vươn ra xa để giảm các rủi ro về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Phát triển nuôi, khoanh vùng các khu bảo tồn các giống loài thủy, hải sản khu vực ven biển để bảo vệ nguồn lợi theo hướng ổn định, bền vững. Trước mắt, cần tăng cường đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng ven biển; hình thành một số trung tâm kinh tế ven biển, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ một số ngành, nghề mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, ven biển theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển Tây Nam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()