Cà Mau : Dịch bệnh tôm chết, thiệt hại gần 20 tỷ đồng
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi.Tôm chết hầu hết trên diện tích nuôi công nghiệp; tập trung nhiều tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau; ước thiệt hại gần hai chục tỷ đồng.Hàng năm, khi vào thời điểm đầu mùa mưa, người sản xuất tại Cà Mau thường đối mặt với dịch bệnh tôm chết chủ yếu do bị “sốc” về thời tiết với các bệnh phổ biến như tôm đỏ thân, bị đốm trắng…Ngoài ra, việc mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc với giá rẻ, kém chất lượng cũng là nguyên nhân đẫn đến tôm chết thường xuyên hàng loạt không thể kiểm soát, ngăn chặn được.Thời gian qua, giá tôm sú thương phẩm luôn duy trì ở mức khá cao từ 200-230 nghìn/kg tùy theo kích cỡ tôm. Do đó, phần lớn người nuôi tôm tại Cà Mau liên tiếp thả gối vụ mà không quan tâm đến việc...
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 – 30 ngày tuổi.
Tôm chết hầu hết trên diện tích nuôi công nghiệp; tập trung nhiều tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau; ước thiệt hại gần hai chục tỷ đồng.
Hàng năm, khi vào thời điểm đầu mùa mưa, người sản xuất tại Cà Mau thường đối mặt với dịch bệnh tôm chết chủ yếu do bị “sốc” về thời tiết với các bệnh phổ biến như tôm đỏ thân, bị đốm trắng…
Ngoài ra, việc mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc với giá rẻ, kém chất lượng cũng là nguyên nhân đẫn đến tôm chết thường xuyên hàng loạt không thể kiểm soát, ngăn chặn được.
Thời gian qua, giá tôm sú thương phẩm luôn duy trì ở mức khá cao từ 200-230 nghìn/kg tùy theo kích cỡ tôm. Do đó, phần lớn người nuôi tôm tại Cà Mau liên tiếp thả gối vụ mà không quan tâm đến việc thường xuyên làm vệ sinh, cải tạo triệt để ao đầm nuôi làm cho dịch bệnh tôm dễ phát sinh và đang có nguy cơ lây
Theo Nhandan
Ý kiến ()