Bước tiến mới trong các cuộc đàm phán giữa Sudan và Nam Sudan
Ngày 27/9, sau 3 tuần đàm phán kéo dài, hai nước Sudan và Nam Sudan đã đạt thêm được một số thỏa thuận về việc khôi phục xuất khẩu dầu và một vùng đệm biên giới phi quân sự.Nỗ lực đàm phán của hai nước đã đạt được bước tiến mới khi có thêm một số thỏa thuận được ký kết (Ảnh: UN)Sau các cuộc đàm phán kéo dài, trong đó có cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra trong 4 ngày qua giữa hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan ở thủ đôAddis Ababa của Ethiopia, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và người đồng cấp Nam Sudan Salva Kiir đã ký vào các thỏa thuận. Theo đó, thỏa thuận cho phép có một vùng đệm biên giới phi quân sự và tái khởi động hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua đường ống của Sudan.Vùng đệm phi quân sự này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn các cuộc chiến đấu và bạo lực bùng phát dọc khu vực biên giới; đồng thời góp phần đảm bảo hòa bình giữa hai quốc gia chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ. Được biết vùng đệm...
Ngày 27/9, sau 3 tuần đàm phán kéo dài, hai nước Sudan và Nam Sudan đã đạt thêm được một số thỏa thuận về việc khôi phục xuất khẩu dầu và một vùng đệm biên giới phi quân sự.
Nỗ lực đàm phán của hai nước đã đạt được bước tiến mới khi có thêm một số thỏa thuận |
Sau các cuộc đàm phán kéo dài, trong đó có cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra trong 4 ngày qua giữa hai nhà lãnh đạo Sudan và Nam Sudan ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và người đồng cấp Nam Sudan Salva Kiir đã ký vào các thỏa thuận. Theo đó, thỏa thuận cho phép có một vùng đệm biên giới phi quân sự và tái khởi động hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua đường ống của Sudan.
Vùng đệm phi quân sự này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn các cuộc chiến đấu và bạo lực bùng phát dọc khu vực biên giới; đồng thời góp phần đảm bảo hòa bình giữa hai quốc gia chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ.
Được biết vùng đệm biên giới phi quân sự là nơi binh lính phải rút cách xa 10 km từ các điểm ranh giới kiểm soát trên thực tế dọc theo đường biên giới không phân chia giữa hai nước. Vùng đệm này cũng có thể sẽ cắt đứt nguồn hậu thuẫn của các nhóm phiến quân tại những khu vực Nam Kordofan và Blue Nile của Sudan.
Bên cạnh thỏa thuận về vùng đệm, với thỏa thuận về kinh tế vừa đạt nước, hai nước trên có thể tái khởi động việc sản xuất dầu mỏ đã bị đình hoãn do xung đột gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế cho cả hai bên.
Tuy vậy, hai bên vẫn chưa đưa ra được giải pháp cho khu vực điểm nóng tranh chấp Abyei và một loạt các khu vực biên giới mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Theo các quan chức, hai nước sẽ tiếp tục tiến hành các vòng đàm phán khác để giải quyết tranh chấp biên giới.
Khi Nam Sudan giành được độc lập hồi tháng 7/2011, nước này có được 2/3 lượng dầu của Sudan cũ, còn Sudan giữ lại các cơ sở chế biến và xuất khẩu.
Tháng 1 vừa qua, miền Nam đã ngừng sản xuất dầu, cáo buộc Sudan ăn cắp dầu và nền kinh tế hai nước đã bị thiệt hại nghiêm trọng vì việc này.
Hai nước đã có nhiều cuộc đàm phán tuy nhiên đều thất bại. Cuộc đàm phán cấp cao giữa Tổng thống Sudan và Nam Sudan trong mấy ngày qua được tiến hành trong bối cảnh sức ép quốc tế gia tăng đối với hai nước sau khi thời hạn chót phải đạt được thỏa thuận do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề ra đã hết vào ngày 22/9./.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()