LSO-Quốc Khánh là một xã vùng biên (tiếp giáp Trung Quốc) của huyện Tràng Định, địa hình chủ yếu là đồi núi, toàn xã có 1.694 hộ, 6.144 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao cùng sinh sống ở 28 thôn bản. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông-lâm nghiệp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của MTTQ và các đoàn thể cùng sự đồng thuận của nhân dân, diện mạo của xã đã có nhiều thay đổi, đời sống của bà con ngày càng được nâng lên.Hệ thống thủy lợi được bê tông kiên cố hóaĐồng chí Nông Văn Đạt, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã có 33 chi bộ với 256 đảng viên, trong đó có 28 chi bộ thôn bản, 4 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ cơ quan. Để việc khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế có hiệu quả, hàng năm Đảng bộ xã đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế đến các chi...
LSO-Quốc Khánh là một xã vùng biên (tiếp giáp Trung Quốc) của huyện Tràng Định, địa hình chủ yếu là đồi núi, toàn xã có 1.694 hộ, 6.144 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao cùng sinh sống ở 28 thôn bản.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông-lâm nghiệp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của MTTQ và các đoàn thể cùng sự đồng thuận của nhân dân, diện mạo của xã đã có nhiều thay đổi, đời sống của bà con ngày càng được nâng lên.
|
Hệ thống thủy lợi được bê tông kiên cố hóa |
Đồng chí Nông Văn Đạt, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã có 33 chi bộ với 256 đảng viên, trong đó có 28 chi bộ thôn bản, 4 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ cơ quan. Để việc khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế có hiệu quả, hàng năm Đảng bộ xã đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế đến các chi bộ thôn, bản; chỉ đạo các hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền và vận động nhân dân sử dụng giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch mùa vụ,… Từ đó cụ thể hoá trong các nghị quyết về chỉ đạo phát triển kinh tế của toàn xã. Về phát triển nông nghiệp, xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nhân dân tích cực đưa các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi mùa vụ thích hợp với từng loại cây trồng để phát triển kinh tế; phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức cho nhân dân tập huấn kĩ thuật và sử dụng giống lúa, ngô mới cho năng suất và sản lượng cao. Qua đó sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến, trong 5 năm (2005-2010) bình quân lương thực tăng, cụ thể năm 2005 mức bình quân lương thực chỉ đạt 640kg/người/năm thì đến năm 2010 tăng lên 840kg/người/năm; tổng sản lượng lương thực cây có hạt tăng năm sau cao hơn năm trước (bình quân tăng 2,5 lần). Bên cạnh cây lúa và cây ngô, bà con đưa các loại cây khác có giá trị kinh tế vào trồng như cây thạch đen…
Trong chăn nuôi cũng có sự chuyển đổi do nhân dân đẩy mạnh cơ giới hóa nên số lượng trâu, bò ngày càng giảm (năm 2009 có 1.047 con trâu bò, giảm 11,1% so 2005), thay vào đó, bà con đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm nên số lượng ngày càng tăng lên, năm 2009 tổng đàn lợn là 5.120 con, tăng 12,2%; đàn gia cầm khoảng 28.040 con, tăng 11,4% so với năm 2005. Song song với đó, công tác trồng rừng cũng được quan tâm chỉ đạo, nhân dân ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa cũng như giá trị kinh tế của rừng, nhiều hộ đã quan tâm trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhiều công trình được sửa chữa và xây dựng mới theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm như làm đường Long Thịnh-Lũng Xá, xây dựng trụ sở UBND xã, cụm chợ Long Thịnh, công trình nước sinh hoạt nông thôn,… Phát quang tu sửa đường giao thông, thủy lợi, nhân dân đã đóng góp trên 16.300 ngày công lao động. Công tác giáo dục, y tế được chú trọng, trong 5 năm tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%, trẻ em lên lớp đạt 98,5%, duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Công tác y tế được phối hợp thực hiện quân dân y kết hợp khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc được nâng lên, thực hiện có hiệu quả các chương trình về phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng cho nhân dân, chương trình chuẩn quốc gia về y tế xã.
|
Điện lưới quốc gia được đưa về phục vụ nhân dân trên địa bàn xã |
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được nâng lên, 100% số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 96% số hộ được xem truyền hình, 95% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, 70% số hộ có điện thoại cố định, 18/28 thôn được công nhận khu dân cư tiên tiến, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 49,6% năm 2005 xuống còn 22,37% năm 2009. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố xây dựng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()