Bước đột phá về chính sách thuế công bằng
Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua kế hoạch áp thuế ở mức tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Động thái này được các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh là bước đột phá trong nỗ lực hướng tới một chính sách thuế công bằng hơn, là động lực quan trọng trong giải quyết các thách thức kinh tế ở quy mô toàn cầu.
Lá cờ chung của Liên minh châu Âu (EU) tung bay trước trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ, 2/10/2019. (Ảnh: Reuters) Lá cờ chung của Liên minh châu Âu (EU) tung bay trước trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ, 2/10/2019. (Ảnh: Reuters) |
Trước khi nhất trí thông qua kế hoạch áp mức thuế tối thiểu toàn cầu hôm 15/12, các thành viên EU đã trải qua một quãng thời gian khá dài để tìm sự đồng thuận.
Cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng năm 2021 và nhận được sự ủng hộ của khoảng 140 quốc gia.
Hungary từng ngăn chặn việc thông qua mức thuế tối thiểu toàn cầu trong phạm vi EU, với lý do đề xuất này có thể gây tổn hại nền kinh tế châu Âu. Ba Lan cũng cho rằng, mức thuế tối thiểu toàn cầu làm giảm sức cạnh tranh của khối và cần có một giải pháp mang tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo đảm mọi quy định về thuế có hiệu lực cùng lúc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh việc EU nhất trí thông qua kế hoạch áp mức thuế tối thiểu toàn cầu. Tổng thống Pháp nhấn mạnh, Paris đã thúc đẩy ý tưởng này suốt bốn năm qua. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng hoan nghênh quyết định mới đây của lãnh đạo các nước EU. Bà Yellen ca ngợi cam kết áp thuế tối thiểu với doanh nghiệp toàn cầu là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác sâu sắc và mong muốn phối hợp để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng năm 2021 và nhận được sự ủng hộ của khoảng 140 quốc gia.
Mục tiêu của cải cách này là thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19, thông qua việc áp một mức thuế tối thiểu chung đối với các công ty đa quốc gia lớn nhằm hạn chế việc các nước sử dụng mức thuế thấp để thu hút doanh nghiệp. Thỏa thuận cải cách thuế toàn cầu được xem là tin xấu đối với các “thiên đường thuế” và được kỳ vọng sẽ góp phần chấm dứt cuộc chạy đua giảm thuế nhằm thu hút đầu tư và tạo việc làm khắp nơi trên thế giới.
Đề xuất cải cách của OECD được xây dựng dựa trên hai trụ cột. Trụ cột đầu tiên nhằm phân bổ lại 25% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới để bảo đảm các công ty này trả phần thuế công bằng, bất kể vận hành và sinh lợi nhuận ở đâu. Trụ cột thứ hai là nhằm thiết lập mức thuế suất tối thiểu 15% trên phạm vi toàn cầu áp dụng với các công ty có thu nhập từ 750 triệu euro trở lên.
Ước tính, mức thuế này sẽ giúp bổ sung khoảng 150 tỷ USD mỗi năm cho ngân sách của các chính phủ. Thỏa thuận lịch sử về cải cách thuế toàn cầu của OECD đã nhận được sự ủng hộ của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng bày tỏ thái độ tích cực với thỏa thuận cải cách thuế toàn cầu. Đại diện của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Meta cho biết, tập đoàn này muốn quá trình cải cách thuế quốc tế diễn ra thành công, dù nhận ra rằng điều này có thể khiến các công ty lớn phải đóng thuế nhiều hơn ở những nơi khác nhau. Đại diện của Google cũng ủng hộ việc thay đổi quy định thuế quan quốc tế, đồng thời hy vọng các nước tiếp tục hợp tác để bảo đảm một thỏa thuận cân bằng và bền vững. Tập đoàn Amazon tin tưởng một giải pháp đa phương do OECD dẫn đầu sẽ giúp đem lại sự ổn định cho hệ thống thuế quan quốc tế.
Ước tính, mức thuế này sẽ giúp bổ sung khoảng 150 tỷ USD mỗi năm cho ngân sách của các chính phủ. Thỏa thuận lịch sử về cải cách thuế toàn cầu của OECD đã nhận được sự ủng hộ của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát và khủng hoảng giá năng lượng, việc EU nhất trí thông qua đề xuất cải cách thuế toàn cầu góp phần thúc đẩy quyết tâm bảo đảm sự công bằng về thuế quan trên thế giới, tạo động lực cho kinh tế phục hồi. Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh rằng, thỏa thuận thuế quốc tế công bằng và hiệu quả hơn là chiến thắng lớn của chủ nghĩa đa phương, phù hợp với mục tiêu của một nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng số hóa và toàn cầu hóa.
Ý kiến ()