LSO-Là một thôn giáp biên, trước đây Bản Lòa xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, đầy rẫy những khó khăn của một vùng quê miền núi. Thế nhưng hiện nay, Bản Lòa đã vững thế đi lên với mô hình phát triển kinh tế đồi rừng. Nông dân thôn Bản Lòa và bộ đội Biên phòng bàn hướng khai thác rừngTừ trung tâm xã, đi ngược lên hướng bắc, chạy song song sát đường biên giới với nước bạn tầm 4 cây số, thôn Bản Lòa hiện ra với những nếp nhà ngói âm dương ẩn hiện trong sương sớm. Nói đơn giản vậy nhưng để đi được vào Bản Lòa chỉ vào hôm trời nắng, còn mưa thì đến xe tải hạng nặng cũng chịu. Gần xã, nằm trên đường tuần tra biên giới nhưng Bản Lòa vẫn như một hòn đảo chơ vơ khi thời tiết thay đổi bất thường. Đưa chúng tôi đi thăm thôn, thiếu tá Vũ Quốc Ân, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thanh Lòa không quên kể câu chuyện ngày trước. Khi ấy, người dân trong bản chưa biết đầu tư canh tác, vì thế lương thực chỉ đủ ăn có nửa vụ....
LSO-Là một thôn giáp biên, trước đây Bản Lòa xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, đầy rẫy những khó khăn của một vùng quê miền núi. Thế nhưng hiện nay, Bản Lòa đã vững thế đi lên với mô hình phát triển kinh tế đồi rừng.
|
Nông dân thôn Bản Lòa và bộ đội Biên phòng bàn hướng khai thác rừng |
Từ trung tâm xã, đi ngược lên hướng bắc, chạy song song sát đường biên giới với nước bạn tầm 4 cây số, thôn Bản Lòa hiện ra với những nếp nhà ngói âm dương ẩn hiện trong sương sớm. Nói đơn giản vậy nhưng để đi được vào Bản Lòa chỉ vào hôm trời nắng, còn mưa thì đến xe tải hạng nặng cũng chịu. Gần xã, nằm trên đường tuần tra biên giới nhưng Bản Lòa vẫn như một hòn đảo chơ vơ khi thời tiết thay đổi bất thường.
Đưa chúng tôi đi thăm thôn, thiếu tá Vũ Quốc Ân, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thanh Lòa không quên kể câu chuyện ngày trước. Khi ấy, người dân trong bản chưa biết đầu tư canh tác, vì thế lương thực chỉ đủ ăn có nửa vụ. Thiếu đói dẫn đến nhiều vụ việc mất trật tự trị an ở địa phương. Xác định muốn ổn định an ninh nơi biên giới phải lo đủ cái ăn cho dân, thế nhưng ở cái nơi sơn cùng, thủy tận làm gì cũng khó, bộ đội bàn với xã phải cắm các đội công tác xuống bản, hướng dẫn người dân từ trồng rau đến nuôi gà, áp dụng quy trình giống mới vào sản xuất, tận dụng hết các chân ruộng để làm lúa nước.
Quy trình ấy với nông dân vùng khác thì quá đơn giản, nhưng với Bản Lòa thì lại quá phức tạp. Chính quyền xã, bộ đội, cán bộ khuyến nông của huyện phải mất đến cả năm trời mới đưa được giống mới vào làm vụ xuân. Ngay sau khi gặt thử nghiệm, giống mới Khang dân đã có năng suất vượt trội. Bắt đầu từ đấy mô hình giống mới được nhân rộng.
Theo Bí thư chi bộ Bản Lòa, Lương Văn Diện, đưa giống mới vào sản xuất năng suất lúa đã tăng từ 40 tạ/1ha lên 55 tạ. Người dân phấn khởi, lương thực đã giải quyết được, không lo thiếu đói để tập trung vào việc khác. Cũng đúng lúc đó tỉnh, huyện đưa chương trình trồng 5 triệu ha rừng, vận động nhân dân trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, cây phân tán. Rừng ở Bản Lòa thì bạt ngàn, nhưng khai thác chưa được bao nhiêu. Lại một lần nữa phải vận động nhân dân nhận đất trồng rừng.
Ban đầu người dân rất ngại, thế nhưng khi các gia đình đảng viên Lương Văn Diện, Lương Văn Thi… và mộ số hộ quần chúng khác đi tiên phong thì người dân mới tin, làm theo. Giờ đây, mỗi hộ ở Bản Lòa trung bình có 10 ha rừng, cả thôn có khoảng 600 ha rừng bạch đàn, keo thông, một số rừng trồng trước đã được khai thác gỗ và sản phẩm phụ của rừng. Riêng khai thác nhựa trong vụ 2011, có hộ đã thu chục triệu đồng, còn gỗ thì có hộ nếu bán nguyên rừng cũng được cả trăm triệu đồng. Kinh tế rừng phát triển, người dân cũng đầu tư trồng mới hồng đặc sản, nâng diện tích hồng lên trên 10 ha. Trung bình mỗi vụ hồng đã mang về cho thôn hàng trăm triệu đồng. Giờ đây đứng ở Bản Lòa nhìn ra xung quanh núi đã phủ kín bạch đàn, thông.
|
Một góc thôn Bản Lòa |
Trưởng thôn Lương Văn Thi khẳng định, chỉ mấy năm nữa thôi chắc chắn Bản Lòa sẽ khá. Cái khá đã được minh chứng ngay từ ngày hôm nay. Giờ đây, Bản Lòa đã có gần 90% số hộ có xe máy, ti vi, mỗi buổi chiều về toàn thôn vang tiếng đài, rộn rã cả một góc rừng biên giới. Trước đây tìm một cháu trong thôn học hết trung học cơ sở đã khó, giờ Bản Lòa đã có con em đi học đại học.
Từ bước đi đúng hướng là kinh tế đồi rừng, người dân thôn Bản Lòa đã đi lên, cái khá ấy được thể hiện ngay ở nếp sinh hoạt. Một câu chuyện cứ như đùa, xưa có hộ thắp điện còn sợ không có tiền trả, thế nhưng nay điện đã rực sáng khắp Bản Lòa.
Đông Bắc
Ý kiến ()