Bữa buffet của tự do không có món ‘thương chiến’
Cuối kỳ họp thượng đỉnh G20 ngày 29/6/, mặc dù còn nhiều bất đồng, như Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Abe Shinzo nhấn mạnh, Tổng thống Donald Trump của Mỹ vẫn tuyên bố “đình chiến thương mại” (trade war truce) với Trung Quốc, đưa ra nhiều dấu hiệu tích cực như “không tiếp tục tăng thuế lên hàng Trung Quốc và cho phép các công ty công nghệ Mỹ giao dịch lại với Huawei”.
Nguyên tắc đó là gì?
Đó là nền kinh tế không loại trừ ai, bình đẳng, tự do và cạnh tranh mở.
Để có được những nguyên tắc tốt đẹp này trên thực tế, trước hết, hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc không những “chấm dứt thương chiến” với nhau, mà còn không được đe dọa “thương chiến” với các nước khác.
Trong một bài phỏng vấn gần đây trên Fox Business, Tổng thống Trump cho rằng “nhiều công ty đã di chuyển ra khỏi Trung Quốc và đến nơi khác, như Việt Nam và một số nước khác, những nước đã lợi dụng chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu làm việc về vấn đề đó, nhưng tôi không muốn làm quá nhiều thứ cùng lúc” (“… then all of those companies will move out of China, most of them, and they’ll move to other places like Vietnam and other places that take advantage of us, and we’ll start working on that, too, by the way, but I don’t want to do too many at one time.”).
Để dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu theo hướng “tự do, công bằng, không bỏ sót một ai”, tất cả các nền kinh tế đều phải gia tăng cạnh tranh công khai và lành mạnh. Nếu các thể chế tự do giống như một luật chơi mà ai cũng chọn, thì “cạnh tranh mở” là cách tốt nhất có thể hiện nay.
Con người đã mất hàng trăm năm tranh cãi thế nào là ý nghĩa của thương mại tự do toàn cầu, nhưng bây giờ không thể tiếp tục tranh cãi như thế nữa. Khủng hoảng hệ sinh thái, vũ khí hủy diệt hàng loạt, và cách mạng công nghiệp 4.0 không cho phép cuộc tranh luận kéo dài như thế.
“Các triết gia có thể kiên nhẫn, các kỹ sư ít kiên nhẫn hơn, nhưng các nhà đầu tư thì thiếu kiên nhẫn nhất. Nếu bạn không biết làm gì để vận hành cuộc sống thì các lực lượng thị trường sẽ không chịu chờ hàng trăm năm để tìm câu trả lời. ‘Bàn tay vô hình’ của thị trường sẽ áp đặt lên con người câu trả lời mù quáng của riêng nó” (Yuval Noah Harari: “21 bài học cho thế kỷ 21”, NXB Jonathan Cape, London, UK, 2018).
Trong một bài báo mới đây trên tờ Financial Times (28/4/2019), sử gia Yuval Noah Harari cho rằng: Thế kỷ 21 chỉ còn một câu chuyện, đó là câu chuyện của thể chế tự do.
Nhưng hiện nay (2019), chủ nghĩa dân túy (với đặc tính là bảo hộ mậu dịch và chống nhập cư) đang thách thức các thể chế tự do. Harari cho rằng, bữa tiệc tự do không còn là bữa ăn “a-la-cartes” mà thay vào đó là tiệc tự chọn (buffet).
Theo Harari, bữa ăn “a-la-cartes” của tự do phải gồm 6 “món” cấu thành: Về kinh tế: Thị trường tự do trong nước và thương mại tự do với các nước khác; về chính trị: Bầu cử tự do trong nước và hợp tác hòa bình với quốc tế; về cá nhân: Tự do cá nhân cho người dân trong nước và quyền tự do di dân với các nước khác.
Sáu yếu tố này không thể tách rời. Một quốc gia hưởng lợi từ tự do hóa kinh tế sẽ phải chịu tất cả các yếu tố khác, không thể có cái này mà phủ nhận cái khác, bởi vì “sự tiến bộ trong bất cứ lĩnh vực nào đều có nhu cầu và tiến bộ trong các lĩnh vực còn lại…”.
Harari cho rằng, mặc dù những nhà dân túy chủ trương bảo hộ mậu dịch, chống lại thị trường tự do, nhưng cũng không thể chống lại món hàng “bán sỉ” là chủ nghĩa tự do.
Mặc dù khác nhau, nhưng ai cũng muốn một món, đó là hòa bình. Harari dùng thuật ngữ “sô-cô-la của bữa buffet tự do” để chỉ “hòa bình”. Hòa bình, món mà ai cũng chọn, sẽ không có trên bàn của bữa buffet tự do cùng với các các cuộc chiến tranh, cho dù là chiến tranh thương mại!
Không, không có một cuộc chiến tranh nào là tốt. Vì lịch sử đã chứng minh chiến tranh, dù kiểu gì đi nữa, không bao giờ mang lại hạnh phúc cho đại đa số con người.
Theo Chinhphu
Ý kiến ()