BRICS lo ngại trước sự suy giảm kinh tế ở châu Âu
Sự quan tâm, lo lắng của các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đối với châu Âu đang suy yếu ngày một gia tăng. Bởi, cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng khiến kinh tế suy giảm ở một loạt nước châu Âu không chỉ tác động tiêu cực tới đà phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu mà dường như còn là một bài học, một phép thử giá trị đối với các nước này trong tương lai.Gần đây, các nhà đầu tư lớn từ Hồng Công (Trung Quốc) đến Xao Pao-lô (Bra-xin) và khắp nơi trên thế giới đều bị chi phối bởi "vấn đề Hy Lạp". Một câu hỏi đặt ra là nếu nước này tiếp tục ở lại trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì điều gì sẽ xảy ra đối với Liên hiệp châu Âu (EU) và kinh tế thế giới, trong trường hợp Hy Lạp không hành động gì? Hiện nay, đối với châu Âu, các nước BRICS được coi là một tấm gương phản chiếu những thành công ngoạn mục. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của các nước BRICS đang đối nghịch với tỷ lệ nợ...
Gần đây, các nhà đầu tư lớn từ Hồng Công (Trung Quốc) đến Xao Pao-lô (Bra-xin) và khắp nơi trên thế giới đều bị chi phối bởi “vấn đề Hy Lạp”. Một câu hỏi đặt ra là nếu nước này tiếp tục ở lại trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì điều gì sẽ xảy ra đối với Liên hiệp châu Âu (EU) và kinh tế thế giới, trong trường hợp Hy Lạp không hành động gì? Hiện nay, đối với châu Âu, các nước BRICS được coi là một tấm gương phản chiếu những thành công ngoạn mục. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của các nước BRICS đang đối nghịch với tỷ lệ nợ nần cao và kinh tế suy giảm của các quốc gia Eurozone và “năng lực tích cực” của các nước BRICS cũng ở chiều ngược lại với chủ nghĩa bi quan tiêu cực hiện thống trị ở châu Âu. Các nước BRICS đang sẵn sàng tư vấn cho châu Âu về cách “làm việc tích cực hơn và chi tiêu ít hơn”.
Sự lo lắng ngày càng tăng của các nước BRICS về những nguy cơ nghiêm trọng ở châu Âu là có cơ sở. Sự yếu kém quá mức của châu Âu – nơi tiếp tục là khu vực thương mại hàng đầu thế giới – sẽ gây ảnh hưởng làm suy giảm nền kinh tế của các nước BRICS. Nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng GDP hằng năm của Trung Quốc xuống dưới 7%, của Ấn Độ dưới 5% và Bra-xin dưới 3%, thì những công dân nghèo nhất ở các quốc gia này sẽ bị tác động nặng nề, dẫn đến thất vọng, bất bình và có nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Trong trường hợp này, châu Âu có thể trở thành một tấm gương ở dạng hoàn toàn khác đối với các nước mới nổi và đó sẽ là tấm gương thể hiện sự yếu kém về cơ cấu. Đó là lý do tại sao – giống như châu Âu, nền kinh tế Hy Lạp hoặc các ngân hàng Tây Ban Nha phải được ứng cứu bằng mọi giá – các nước mới nổi phải làm tất cả bằng nỗ lực của mình để góp phần cứu vớt nền kinh tế châu Âu. Và điều châu Âu có được bài học là càng vay nợ với chi phí cao hơn, thì cơ hội thành công càng thấp hơn và người ta càng thất vọng nhiều hơn. Điều đáng tiếc khó tin là có một nhóm các nước mà đặc điểm nổi bật của nhóm này là từ chối trách nhiệm toàn cầu. Song, thực tế vì nhiều lý do, phần lớn các nước mới nổi được phép không đồng cảm với ý tưởng giúp đỡ châu Âu về tài chính. Thứ nhất, các nước mới nổi không phải là một khối liên minh. Tương lai của các nước BRICS không dựa trên một tầm nhìn chung hoặc một lý tưởng chính trị chung như “giá trị dân chủ” được thống nhất trong cả thế giới phương Tây. Châu Âu và Mỹ sẽ vẫn là đồng minh, ngay cả khi có những thay đổi lãnh đạo cấp cao. Thứ hai, các nước mới nổi thường là đối thủ của châu Âu nhiều hơn là đối tác. Trong bối cảnh này, việc soạn thảo một chiến lược dài hạn chung của các nước BRICS là cực kỳ khó khăn. Một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về các mối quan hệ quốc tế đã khắc họa tính cách người Trung Quốc thường tư duy theo xu hướng lâu dài hơn, trong khi người Mỹ suy nghĩ đại khái và người châu Âu suy nghĩ khá sâu. Nhưng những gì liên quan tới cuộc khủng hoảng châu Âu thì dường như thái độ của Trung Quốc lại được quyết định từ sự tư duy chiến thuật ngắn hạn thuần túy, bởi ngay cả khi khủng hoảng lây lan trầm trọng ở khu vực Eurozone, vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu năm 2011 không giảm đi mà vẫn tăng gấp ba lần. Bắc Kinh cho rằng, thà mua một nửa cảng Pi-ra-út với giá hạ có thể còn lợi hơn là đầu tư cho việc củng cố lâu dài nền kinh tế Hy Lạp, nhưng điều này có thật sự là đúng hay không còn chưa có câu trả lời. Thứ ba, chủ nghĩa cơ hội ngắn hạn của các nước mới nổi dựa trên sự thiếu tin cậy gấp hai lần đối với châu Âu, nhưng tất nhiên cũng đồng thời là nghịch lý với chính họ hay nói cách khác là họ thiếu niềm tin vào khả năng hành động của họ để cứu một khu vực châu Âu phát triển đang bị ốm yếu.
Điều này chắc chắn trái với thực tế hiện nay của các nước đang nổi lên ở châu Á. Một nhà chính trị ngoại giao ở Xin-ga-po mới đây nhận định tại một hội nghị ở Viên (Áo) rằng, thiên niên kỷ tới sẽ là thiên niên kỷ của châu Á. Và người ta nhận thấy từ giới lãnh đạo các nước mới nổi một chút gì đó giống như sự hoài nghi rằng cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Sự lo ngại này thể hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau như: từ việc lớn là tích tụ tài sản lưu động để bảo đảm đối phó biến động ở trong và ngoài nước đến việc nhỏ là quyết định của nhiều người, nếu không nói là phần lớn trong số họ, gửi con ra nước ngoài đào tạo.
Thực tế không thể phủ nhận là nền kinh tế châu Âu hiện nay đang trong tình trạng “ốm yếu” và cũng có thể là cả phương Tây nói chung đang trải qua giai đoạn khó khăn. Đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hiện nay có thể là một phép thử quyết định đối với các nước mới nổi và rõ ràng kinh tế châu Á năng động hơn châu Âu, nhưng kinh tế càng năng động thì chính trị càng dễ bị tổn thương. Đó là bài học ở châu Âu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()