Bra-xin tăng cường sản xuất năng lượng sinh học (NLSH) và tạo việc làm cho lao động nông thôn bằng việc khuyến khích các công ty sản xuất NLSH thu mua nguyên liệu thô từ các tiểu nông. Thúc đẩy sản xuất NLSH dựa trên chương trình chiết xuất ê-tha-nôn từ cây mía sử dụng cho ô-tô, nhằm giảm phụ thuộc vào xăng dầu.Bra-xin bắt đầu phát triển ê-tha-nôn cách đây hơn 30 năm. Hiện nay, quốc gia này đứng thứ hai thế giới về sản xuất ê-tha-nôn và đứng đầu về xuất khẩu nguyên liệu này. Hầu hết các loại ô-tô đời mới bán tại thị trường Bra-xin đều chạy bằng xăng dầu pha ê-tha-nôn. Bra-xin bắt đầu phát triển NLSH vào năm 2005 nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương và giảm nhập khẩu dầu đi-ê-den và các sản phẩm chưng cất khác từ dầu mỏ của Công ty dầu Nhà nước Petrobras, với 78 nghìn tấn/ngày. Trong năm 2010, Bra-xin dự kiến sản xuất 2,4 tỷ lít dầu, chủ yếu là từ đậu nành. Bra-xin quy định, tất cả dầu đi-ê-den bán tại quốc gia này đều được trộn với 5% đi-ê-den sinh học.Những nhà sản...
Bra-xin tăng cường sản xuất năng lượng sinh học (NLSH) và tạo việc làm cho lao động nông thôn bằng việc khuyến khích các công ty sản xuất NLSH thu mua nguyên liệu thô từ các tiểu nông. Thúc đẩy sản xuất NLSH dựa trên chương trình chiết xuất ê-tha-nôn từ cây mía sử dụng cho ô-tô, nhằm giảm phụ thuộc vào xăng dầu.
Bra-xin bắt đầu phát triển ê-tha-nôn cách đây hơn 30 năm. Hiện nay, quốc gia này đứng thứ hai thế giới về sản xuất ê-tha-nôn và đứng đầu về xuất khẩu nguyên liệu này. Hầu hết các loại ô-tô đời mới bán tại thị trường Bra-xin đều chạy bằng xăng dầu pha ê-tha-nôn. Bra-xin bắt đầu phát triển NLSH vào năm 2005 nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương và giảm nhập khẩu dầu đi-ê-den và các sản phẩm chưng cất khác từ dầu mỏ của Công ty dầu Nhà nước Petrobras, với 78 nghìn tấn/ngày. Trong năm 2010, Bra-xin dự kiến sản xuất 2,4 tỷ lít dầu, chủ yếu là từ đậu nành. Bra-xin quy định, tất cả dầu đi-ê-den bán tại quốc gia này đều được trộn với 5% đi-ê-den sinh học.
Những nhà sản xuất NLSH nghiền hạt đậu nành để chiết xuất dầu, sau đó bán phần bột chứa prô-tê-in làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng vào mục đích tiêu dùng của con người. Dầu sau khi được chiết xuất sẽ được trộn lẫn với nhiều loại hóa chất khác để chế tạo nhiên liệu. Gly-xê-rin, một sản phẩm phụ trong quá trình này được bán cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chính phủ Bra-xin đang nỗ lực thúc đẩy chế tạo NLSH từ nhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm cả những loại cây không dành cho nhu cầu tiêu dùng của con người như hạt thầu dầu. Tuy nhiên, những người không tán thành những nỗ lực này cho rằng, việc sản xuất dầu đi-ê-den từ nhiều loại cây trồng là tốn kém và không thực tế khi cho rằng có thể trồng cây trên khu đất cằn cỗi và sử dụng ít nước. Lợi ích của ngành công nghiệp NLSH đã thu hút một khối lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài, chỉ trong năm 2009 đến đầu năm 2010, tỷ lệ góp vốn vào lĩnh vực này của các công ty nước ngoài đã tăng gấp hai lần. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ê-tha-nôn đã vấp phải nhiều chỉ trích gay gắt liên quan việc sử dụng lao động, nhất là đối với các công nhân chặt mía. Một số công ty đã bị cáo buộc trong việc cản trở công nhân khi họ muốn bỏ việc, đẩy lao động vào những khu vực trồng mía nguy hiểm có nguy cơ cháy cao và không cung cấp nước uống cho họ. Chính các nhà lãnh đạo ngành NLSH cũng thừa nhận những điều kiện lao động đã đi ngược lại với ý tưởng ban đầu để sản xuất nguồn năng lượng “sạch”. Việc phát triển cơ khí hóa có thể giải quyết vấn đề này, tuy nhiên công nhân mía đường có thể phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp sản xuất NLSH Bra-xin phủ nhận việc NLSH góp phần làm tăng nạn đói trên thế giới do việc đẩy giá lương thực tăng cao. Theo họ, quá trình ép dầu từ hạt đậu nành, không làm giảm đi lượng prô-tê-in, vì bã đậu sau khi ép vẫn có thể sử dụng làm thức ăn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()