Bộ trưởng Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Ngày 24-7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã đối thoại trực tuyến với nhân dân thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ.Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng đã trả lời các câu hỏi của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, như: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; hỗ trợ tư pháp và các vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay như, có nên công nhận hôn nhân đồng tính; việc thi hành án; bán đấu giá quyền sử dụng đất; công tác cải cách tư pháp; thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.Một trong những nội dung được nhiều độc giả trong nước và nước ngoài đặc biệt quan tâm, được Bộ trưởng Hà Hùng Cường tập trung trả lời là thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, đối với những người không có quốc tịch, đã cư trú ổn định lâu năm và làm ăn chân chính trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ...
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng đã trả lời các câu hỏi của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, như: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; hỗ trợ tư pháp và các vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay như, có nên công nhận hôn nhân đồng tính; việc thi hành án; bán đấu giá quyền sử dụng đất; công tác cải cách tư pháp; thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
Một trong những nội dung được nhiều độc giả trong nước và nước ngoài đặc biệt quan tâm, được Bộ trưởng Hà Hùng Cường tập trung trả lời là thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, đối với những người không có quốc tịch, đã cư trú ổn định lâu năm và làm ăn chân chính trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ trưởng cho biết, nhập quốc tịch là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong pháp luật Việt Nam về quốc tịch từ năm 1945 đến nay. Theo đó, người không có quốc tịch thường trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam được tạo điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, trở thành công dân Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Để giải quyết các trường hợp tồn đọng do lịch sử để lại, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cho phép nhập quốc tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên, tính đến ngày 1-7-2009 và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, Chủ tịch nước đã giải quyết cho 3.170 trường hợp được nhập quốc tịch theo thủ tục này. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã nhận gần 4.000 hồ sơ, trình Chủ tịch nước xem xét giải quyết 3.440 trường hợp. Bộ Tư pháp đang chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai, bảo đảm những người thường trú tại Việt Nam từ 20 năm, được nhập quốc tịch.
Theo Nhandan
Ý kiến ()