Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đối thoại trực tuyến về công tác an sinh xã hội
Chiều 19/12, tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã đối thoại trực tuyến với người dân về công tác an sinh xã hội. Cuộc đối thoại đã tập trung vào các nhóm vấn đề chính: thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015; thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; trợ cấp, trợ giúp các đối tượng khó khăn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy, trong khi cắt giảm các loại chi tiêu khác thì trong lĩnh vực an sinh xã hội không những không cắt giảm mà còn tăng lên, đồng thời có những nghị quyết rất cụ thể. Cụ thể, tháng 5/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền...
Chiều 19/12, tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã đối thoại trực tuyến với người dân về công tác an sinh xã hội.
Cuộc đối thoại đã tập trung vào các nhóm vấn đề chính: thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015; thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; trợ cấp, trợ giúp các đối tượng khó khăn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy, trong khi cắt giảm các loại chi tiêu khác thì trong lĩnh vực an sinh xã hội không những không cắt giảm mà còn tăng lên, đồng thời có những nghị quyết rất cụ thể. Cụ thể, tháng 5/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020. Bên cạnh đó, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 -2015 và tới đây, Chính phủ sẽ phê duyệt. Bên cạnh những chủ trương, định hướng lớn, Chính phủ đã ban hành những chính sách cụ thể để giảm nghèo bền vững.
Vừa qua, Chính phủ đã thực hiện sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống. Tổng số vốn ngân sách trung ương đã bố trí để hỗ trợ thực hiện chương trình theo Nghị quyết 30a kể từ năm 2008 là 8.535 tỷ đồng, trong đó cho đầu tư là 6.493 tỷ đồng còn lại là vốn sự nghiệp, giúp các huyện nghèo chủ động giải quyết các khó khăn trên địa bàn. Bên cạnh vốn ngân sách, Chính phủ dành ưu tiên trong phân bổ vốn trái phiếu, vốn ODA cho các huyện nghèo. Với tổng số kinh phí 22.000 tỷ đồng trong 3 năm, bình quân mỗi huyện được bố trí 118 tỷ đồng một năm.
Chính phủ cũng đã giao các doanh nghiệp tham gia góp sức cùng với nhân dân các huyện khó khăn để giảm nghèo. Riêng năm 2011, trong điều kiện rất khó khăn, các doanh nghiệp đã hỗ trợ các huyện nghèo 350 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, phát triển cơ sở sản xuất…
Chính vì vậy, mục tiêu giảm nghèo của giai đoạn này là giảm 4%/năm nhưng theo kết quả tại cuộc sơ kết tỷ lệ giảm nghèo đã đạt 5%/năm.
Trả lời câu hỏi của độc giả về việc Bộ LĐ-TB&XH có tính đến việc điều chỉnh chuẩn nghèo hàng năm cho phù hợp với chỉ số lạm phát hay không? Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, thực tế, việc nâng chuẩn nghèo cần có quá trình nghiên cứu đánh giá, khảo sát và phải phụ thuộc khả năng chung của ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo theo chuẩn nghèo đó. Do vậy, không thể ngay một lúc có thể thay đổi chuẩn nghèo. Nhưng, trong bối cảnh trượt giá, nếu quá khó khăn, Chính phủ sẽ nghiên cứu biện pháp hỗ trợ nhất định để đảm bảo mức tối thiểu.
Về việc độc giả phản ánh hiện tượng ở một số địa phương, việc bình xét hộ nghèo chưa được dân chủ, công khai dẫn đến tình trạng nhiều người nghèo thật sự nhưng không được sự hỗ trợ của Nhà nước Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh “quan điểm của Chính phủ về việc bình xét hộ nghèo là phải đảm bảo sự công bằng, mỗi đợt bình xét Chính phủ đều có chỉ đạo, nhắc nhở và yêu cầu có tiêu chí cụ thể”. Tuy nhiên, ở các địa phương, có thể còn có nơi nào đó làm chưa tốt vì thế Bộ trưởng mong muốn nhận được những phản ánh cụ thể về những đơn vị đó để sẽ chỉ đạo kiểm tra, xem xét và có biện pháp xử lý.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH như Cục Việc làm, Vụ Bảo hiểm Xã hội, Tổng cục dạy nghề, Cục người có công… đã làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chế độ chính sách với người có công, vấn đề lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()