Bộ Tài chính: Không nên điều chỉnh liên tục giá điện giữa các quý
Bộ Tài chính vừa có văn bản 12034 /BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có lĩnh vực điện. Theo Bộ Tài chính, cần thống nhất thực hiện điều chỉnh giá điện theo hướng đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, thời điểm, mức điều chỉnh phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Với tình hình hiện tại, không nên điều chỉnh liên tục giá điện giữa các quý để tránh những tác động tiêu cực. Do đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phải phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xây dựng phương án tổng thể về đề án giá điện, đề xuất phương án lộ trình điều chỉnh giá điện, trong đó có tính đến giá than qua các giai đoạn. Các phương án này phải có đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện tới đời sống kinh tế xã hội, một số ngành nghề chủ yếu của nền kinh tế và phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Ngoài ra,...
Bộ Tài chính vừa có văn bản 12034 /BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có lĩnh vực điện.
Theo Bộ Tài chính, cần thống nhất thực hiện điều chỉnh giá điện theo hướng đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, thời điểm, mức điều chỉnh phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Với tình hình hiện tại, không nên điều chỉnh liên tục giá điện giữa các quý để tránh những tác động tiêu cực. Do đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phải phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xây dựng phương án tổng thể về đề án giá điện, đề xuất phương án lộ trình điều chỉnh giá điện, trong đó có tính đến giá than qua các giai đoạn. Các phương án này phải có đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện tới đời sống kinh tế xã hội, một số ngành nghề chủ yếu của nền kinh tế và phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Ngoài ra, Bộ Tài chính nhấn mạnh, EVN cần rà soát các khoản chi phí để thực hiện tiết giảm hợp lý, đồng thời, phải hạch toán minh bạch giữa khâu sản xuất và phân phối điện, đẩy mạnh tuyên truyền về tiết kiệm điện.
Liên quan đến các khoản lỗ của EVN, Bộ này đồng ý lỗ chênh lệch tỷ giá và khoản chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn sẽ để cho EVN đưa vào chi phí chờ phân bổ và sẽ phân bổ dần vào giá điện ở các năm sau. Báo cáo của EVN cho hay, riêng năm 2010, chênh lệch tỷ giá của tổng dư nợ ngoại tệ đã là 17.321 tỷ đồng, chi phí tiếp nhận điện hạ áp nông thôn từ 2010 trở về trước đã là 1.282 tỷ đồng.
Đối với khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện, Bộ Tài chính yêu cầu EVN thực hiện chuyển lỗ theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2010, EVN lỗ do phát điện giá cao là 8.596 tỷ đồng, lỗ do chi phí vận hành bảo dưỡng và chi phí công suất của nhà máy điện Cà Mau các năm 2008-2009: 720 tỷ đồng. Trong 8 tháng năm 2011, EVN tiếp tục lỗ khoảng 2000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chuyển lỗ đồng nghĩa, EVN sẽ không được phân bổ khoản lỗ này vào giá điện sắp tới.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo, trường hợp do lỗ, không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn các ngân hàng và tổ chức tín dụng, EVN cần báo cáo các bộ Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước để xin cơ chế đặc thù./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()