Bộ Tài chính: Đẩy mạnh các giải pháp điều hành giá 6 tháng cuối năm 2011
Ảnh minh hoạ (Nguồn: hanoimoi.com.vn)Trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác bình ổn, điều hành giá của Bộ Tài chính đã đạt được những kết quả khả quan. Với mục tiêu cụ thể về giá là “chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 15%”, Bộ Tài chính đã đề ra một số giải pháp điều hành giá 6 tháng cuối năm 2011.Theo đó, giải pháp đầu tiên sẽ triển khai là tiếp tục kiên trì cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô là chủ yếu.Cùng với đó, ngành tài chính sẽ tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu (xây dựng Luật giá thay cho pháp lệnh giá; sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá; sử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…). Giải pháp thứ ba...
Ảnh minh hoạ (Nguồn: hanoimoi.com.vn) |
Trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác bình ổn, điều hành giá của Bộ Tài chính đã đạt được những kết quả khả quan. Với mục tiêu cụ thể về giá là “chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 15%”, Bộ Tài chính đã đề ra một số giải pháp điều hành giá 6 tháng cuối năm 2011.
Theo đó, giải pháp đầu tiên sẽ triển khai là tiếp tục kiên trì cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô là chủ yếu.
Cùng với đó, ngành tài chính sẽ tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu (xây dựng Luật giá thay cho pháp lệnh giá; sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá; sử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…).
Giải pháp thứ ba là chủ động thực hiện lộ trình điều hành giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp đối với giá một số mặt hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn định giá. Sử dụng linh hoạt các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Đặc biệt, ngành tài chính cũng sẽ đẩy mạnh quản lý giá thông qua các biện pháp như đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá. Cùng với đó, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hoá dự trữ Nhà nước, hàng hoá dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá… Chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ này.
Ngoài ra, nghành tài chính cũng sẽ đẩy mạnh và thường xuyên hơn nữa công tác thông tin tuyên truyề về cơ chế, chính sách và công tác quản lý điều hành về giá tới các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp. Chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước. Tham mưu kịp thời và có hiệu quả cho Bộ, Chính phủ về công tác chỉ đạo, điều hành giá, bình ổn giá. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan cùng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật Nhà nước về giá.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác điều hành giá đã được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Cụ thể, để chuẩn bị công tác bình ổn giá năm 2011, ngay từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) đã xây dựng những định hướng điều hành giá chung cho cả năm 2011 và kịch bản điều hành giá một số vật tư hàng hoá quan trọng theo tinh thần nhất quán thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tiếp tục thực hiện lộ trình xoá bao cấp qua giá đối với loại hàng hoá, dịch vụ còn được bao cấp.
Để bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán, những tháng đầu năm Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) đã tích cực phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ soạn thảo các dự thảo để Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị số 1875/CT-TTg ngày 11/10/2010, Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010, Công điện số 2358/CĐ-TTg ngày 24/12/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất bảo đảm cung cầu hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Mão và quý I/2011. Tham mưu cho Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC ngay 22/12/2010 về việc bình ổn giá trong dịp Tết với trọng tâm là điều hoà bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ; giữ bình ổn giá một số vật tư hàng hoá quan trọng, kiểm tra, kiểm soát giá; sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ vốn không lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chiếm thị phần lớn dự trữ hàng hoá đáp ứng yêu cầu bình ổn giá. Từ đó đã tạo cơ sở pháp lý cho các tỉnh, thành phố đều có Chỉ thị chỉ đạo cụ thể thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát thị trường, bình ổn giá cả.
Thông qua đó, nhiều tỉnh đã triển khai sớm phương án ứng vốn không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hoá bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí khoảng 2.640 tỷ đồng (bao gồm ứng vốn từ ngân sách địa phương 1.879 tỷ đồng, từ Quỹ dự trữ Tài chính: 61,8 tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất để vay vốn ngân hàng: 31,8 tỷ đồng…) Nhờ đó nguồn cung hàng hoá của chương trình bình ổn giá chiếm được khoảng 20%-30% nhu cầu của thị trường và được bán với giá bình ổn, góp phần không để đột biết về giá xảy ra trong dịp Tết.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2011, thực hiện việc kiểm soát giá, đăng ký kê khai giá đối với những hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý, Bộ Tài chính thường xuyên chỉ đạo các địa phương kiểm soát phương án giá, mức giá của những hàng hoá, dịch vụ nhà nước còn định giá; hàng hoá, dịch vụ Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ sản xuất chi từ nguồn ngân sách Nhà nước; hàng dự trữ quốc gia, hàng hoá còn được trợ giá, trợ cước phục vụ đồng bào dân tộc, hàng hoá phục vụ chính sách xã hội. Thực hiện việc giãn thời gian điều chỉnh giá những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn định giá. Kiểm soát chặt chẽ việc tính tác động tăng các yếu tố đầu vào đối với giá thành sản xuất của những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá; chỉ xử lý việc tăn giá khi có yếu tố khách quan bất khả kháng tác động.
Về công tác kiểm tra, thanh tra giá, Bộ Tài chính đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và thuế đối với 7 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá tại 21 doanh nghiệp. Qua kiểm tra việc chấp hành về thuế, đã phát hiện, kiến nghị xử lý nộp vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền là 20,789 tỷ đồng; kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh về giá có 15/21 doanh nghiệp điều chỉnh giá bán phù hợp với tác động của chi phí đầu vào tăng, 4/21 doanh nghiệp điều chỉnh giá bán tăng chưa phù hợp với mức độ đầu vào tăng… Bên cạnh đó, đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, vì thế nhiều tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ không lãi suất thực hiện bình ổn giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá…
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()