Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh
Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN) Ngày 8-9, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tập thể Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị; Ban Cán sự Đảng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban Đảng T.Ư; Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư.Báo cáo với Bộ Chính trị về Đề án nêu trên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển của Quảng Ninh, tỉnh có vị trí địa chiến lược đặc biệt, điều kiện tự nhiên phong phú, có hơn 600 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; giàu tài nguyên khoáng sản,... Đó là những lợi thế nổi trội để Quảng Ninh phát triển toàn diện, đẩy nhanh tiến...
Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN) |
Báo cáo với Bộ Chính trị về Đề án nêu trên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển của Quảng Ninh, tỉnh có vị trí địa chiến lược đặc biệt, điều kiện tự nhiên phong phú, có hơn 600 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; giàu tài nguyên khoáng sản,… Đó là những lợi thế nổi trội để Quảng Ninh phát triển toàn diện, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần tập trung tháo gỡ để giải phóng tiềm năng, phát triển nhanh, bền vững.
Đề án xác định mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. Trong đó, phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại 2020; là một trong những đầu tàu kinh tế ở phía bắc; tích cực chuyển đổi phương thức phát triển (đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế); đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái, tạo nền tảng để Quảng Ninh phát triển mạnh, toàn diện sau năm 2020; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao khả năng hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế…
Sau khi nghe ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện các bộ, ban, ngành T.Ư, thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Bộ Chính trị biểu dương và đánh giá cao tinh thần đổi mới, sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuẩn bị Đề án. Với sự đầu tư công phu, nghiêm túc, bài bản, khoa học, biết cách làm tranh thủ được nhiều ý kiến của các ngành, các cơ quan liên quan, Quảng Ninh đã thể hiện tầm nhìn xa, chiến lược cho sự phát triển của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như trong xu thế phát triển chung của cả nước, trước mắt và lâu dài, bằng những ý tưởng mới, quyết liệt và đột phá.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Quảng Ninh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, có thể nói, Quảng Ninh là một Việt Nam thu nhỏ, có rừng, núi, biển, giàu tài nguyên. Với mong muốn khai thác, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của Quảng Ninh, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, tạo điều kiện để tỉnh Quảng Ninh phát triển toàn diện. Do đó, việc xây dựng Đề án là cần thiết. Về một số nội dung đã nêu trong Đề án, Tổng Bí thư lưu ý, Quảng Ninh cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm rõ thêm; cần đặt trong tổng thể để nghiên cứu, làm từng bước vững chắc. Trước mắt, Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện Kết luận số 47 – KL/T.Ư ngày 6-5-2009 của Bộ Chính trị về kết quả ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 và những chủ trương, giải pháp phát triển Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan T.Ư phối hợp tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị.
Theo Nhandan
Ý kiến ()