Bờ Biển Ngà: Thị trường giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Là một thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA), chiếm 35% GDP của cả khối, Bờ Biển Ngà đóng vai trò quyết định trong tiểu vùng nhờ lĩnh vực tư nhân phát triển khá vững chắc. Hoạt động kinh tế của nước này phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào thị trường giàu tiềm năng này.Sở hữu nhiều tiềm năng và thế mạnh, Bờ Biển Ngà là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (Ảnh: Báo Công Thương)Nằm giáp 5 nước (trong đó 2 nước không có biển là Mali và Burkina Faso), với 600 km bờ biển, gần với Liên minh Ả rập Maghreb, Bờ Biển Ngà là quốc gia sở hữu những tiềm năng và thế mạnh to lớn.Hoạt động kinh tế của Bờ Biển Ngà phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu. Về mặt nông nghiệp, nước này có 24 triệu ha đất có thể trồng trọt trong đó 9,5 triệu ha đã được canh tác. Bờ Biển...
Là một thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA), chiếm 35% GDP của cả khối, Bờ Biển Ngà đóng vai trò quyết định trong tiểu vùng nhờ lĩnh vực tư nhân phát triển khá vững chắc. Hoạt động kinh tế của nước này phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào thị trường giàu tiềm năng này.
Sở hữu nhiều tiềm năng và thế mạnh, Bờ Biển Ngà là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (Ảnh: Báo Công Thương) |
Nằm giáp 5 nước (trong đó 2 nước không có biển là Mali và Burkina Faso), với 600 km bờ biển, gần với Liên minh Ả rập Maghreb, Bờ Biển Ngà là quốc gia sở hữu những tiềm năng và thế mạnh to lớn.
Hoạt động kinh tế của Bờ Biển Ngà phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu. Về mặt nông nghiệp, nước này có 24 triệu ha đất có thể trồng trọt trong đó 9,5 triệu ha đã được canh tác. Bờ Biển Ngà còn có 350.000 ha mặt nước trong đó 150.000 ha là các phá. Tiềm năng nước ngầm ước tính lên tới 38 tỷ m3.
Chiếm 35% GDP của cả khối UEMOA , Bờ Biển Ngà đóng vai trò quyết định trong tiểu vùng nhờ lĩnh vực tư nhân phát triển khá vững chắc trong đó, hoạt động công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tư nhân chính thức. Ngành công nghiệp chế biến nông sản và hóa chất dẫn đầu, chiếm tỷ trọng lần lượt là 33% và 28,5% sản xuất công nghiệp quốc gia. Đứng sau hai lĩnh vực quan trọng này là các ngành công nghiệp năng lượng điện (sản xuất mỗi năm hơn 5.305 triệu kwh), nước và ngành công nghiệp kim loại xây dựng chiếm 8,9%, 8% và 5,3%.
Các hoạt động thương mại và dịch vụ chiếm 70% số lượng doanh nghiệp, chủ yếu đặt tại thủ đô kinh tế Abidjan tập trung đến 44% dân đô thị và tại 8 thành phố có dân số hơn 100.000 người.
Những thế mạnh của nền kinh tế Bờ Biển Ngà còn dựa trên các cơ sở hạ tầng như cảng biển, sân bay, đường sắt và hệ thống đường bộ quan trọng (150 km đường cao tốc đang mở rộng, 4000 km đường đô thị, 6514 km đường trải nhựa và 82.000 km đường liên tỉnh). Sân bay Félix Houphouet BOIGNY (Abidjan) bảo đảm 90% giao thông đường không với 25 hãng hàng không quốc tế phục vụ, biến Bờ Biển Ngà thành điểm đến dễ tiếp cận nhất trong Tây Phi. Trên lãnh thổ Bờ Biển Ngà có 3 sân bay quốc tế (Abidjan, Yamoussoukro và Bouaké), 14 sân bay khu vực và 27 sân bay cấp tỉnh.
Là lá phổi của nền kinh tế Bờ Biển Ngà, cảng biển Abidjan là cảng số 1 về chuyển tải hàng hóa tại châu Phi cận Xahara với lưu lượng mỗi năm hơn 21 triệu tấn hàng hóa, đồng thời là cảng đánh bắt cá ngừ hàng đầu khu vực Tây Phi. San Pedro, cảng biển lớn thứ hai của Bờ Biển Ngà cũng là cảng xuất khẩu nhân ca cao hàng đầu thế giới với công suất 500.000 tấn/năm.
Về đường sắt, Công ty vận tải đường sắt quốc tế châu Phi (SITARAIL) tại Abidjan, chi nhánh của tập đoàn Boloré nối liền Abidjan với các thành phố Dimbokro, Bouaké, Ferkessedougou (Bờ Biển Ngà), Bobdioulasso và Ouagadougou (Burkina Faso) với tổng chiều dài 1260 km.
Không chỉ là nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, Bờ Biển Ngà còn là quốc gia sản xuất nhiều hạt điều, cọ dừa, cao su, bông, hạt cô la, dừa, dứa, chuối… Nền kinh tế địa phương phụ thuộc vào giá nguyên liệu và điều kiện khí hậu. Chính sách hiện nay của chính phủ Bờ Biển Ngà là đa dạng hóa hoạt động kinh tế, kết hợp sản xuất nông nghiệp với chăn nuôi và khai thác rừng. Để thực hiện điều này, chính phủ nước này khuyến khích đa dạng hóa nền kinh tế như phát triển trồng lúa, mía, cao su và đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác.
Liên quan đến sản xuất dầu lửa, Bờ Biển Ngà đạt gần 80.000 thùng dầu mỗi ngày và Yamoussoukro (thủ đô chính trị) là nơi cung cấp gas cho những nước láng giềng như Ghana, Togo, Bénin, Mali, Burkina… Từ năm 2006, sản xuất dầu khí mang lại nguồn thu cho nước này tương đương với ca cao. Mới đây, tân Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Bờ Biển Ngà mong muốn tiến hành cải cách các hợp đồng dầu lửa và mỏ.
Giống như dầu lửa, măng gan (trữ lượng 3 triệu tấn), sắt (hơn 3000 triệu tấn), nickel (390 triệu tấn), vàng và kim cương (100.000 carat) đang là những động lực mới của nền kinh tế Bờ Biển Ngà.
Công nghệ thông tin, liên lạc đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua và hiện mang lại mỗi năm 70 tỷ FCFA tiền thuế VAT (160 triệu USD). Việc truy cập Internet tăng liên tục với 9 nhà cung cấp dịch vụ cho hơn 1,2 triệu khách hàng kể từ năm 2004. Về dịch vụ tài chính, có 16 ngân hàng trong đó phần lớn là các ngân hàng quốc tế với mạng lưới 170 điểm giao dịch. Thêm vào đó là 7 cơ sở tài chính và hơn chục công ty bảo hiểm đã biến Bờ Biển Ngà thành thị trường tài chính trung tâm của khu vực Tây Phi. Với thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao nhất châu Phi (1900 USD/năm), Bờ Biển Ngà vẫn là một trong những thị trường năng động nhất trong tiểu vùng. Tại các thành phố chính, liên tục mọc lên các trung tâm thương mại và nhiều cửa hàng nhượng quyền thương hiệu châu Âu song song với hệ thống thương mại truyền thống.
Nhìn chung, xuất khẩu của Bờ Biển Ngà hoạt động rất tốt, đem lại khoảng 12 tỷ USD mỗi năm và cán cân thương mại thường xuyên thặng dư.
Từ năm 2007, nền kinh tế Bờ Biển Ngà bắt đầu giai đoạn bình thường hóa trong một môi trường còn khó khăn cả trong nước lẫn quốc tế. Được sự cam kết hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Pháp trong việc thực hiện chiến lược phát triển của mình, Bờ Biên Ngà đang tiếp tục triển khai các dự án quan trọng, nhất là hiện đại hóa nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp 27% vào GDP, sử dụng 2/3 dân số lao động và cùng với ngành chế biến nông sản, mang lại 40% doanh thu xuất khẩu.
Trong một bài phỏng vấn trên đài RFI của Pháp ngày 26/7 vừa qua, Phó Chủ tịch Công ty Tài chính quốc tế (SFI) Thierry Tanoh cho biết, với những lợi thế hiện có, Bờ Biển Nga đang là thị trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là đối với một tổ chức phát triển như SFI. Theo Phó Chủ tịch Thierry Tanoh, về ngắn hạn nên đầu tư trước tiên vào lĩnh vực gas. Bởi vì Bờ Biển Ngà cần tăng công suất nhà máy điện Azito thêm 50% tức là từ 300 lên 450 MW. Tiếp đến là các dự án liên quan đến năng lượng là xây dựng một đập nước tại vùng Soubré. Nếu công trình này hoàn thành, nó sẽ tăng công suất điện của Bờ Biển Ngà thêm khoảng 300 MW nữa. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch SFI cũng thừa nhận rằng để thu hút được các nhà đầu tư, Bờ Biển Ngà cần phải tiếp tục cải thiện tình hình an ninh hơn nữa song theo đánh giá của ông, an ninh tại nước hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với những tháng trước đây…
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()