Bình Thuận tập trung phát triển giao thông nông thôn
Tuổi trẻ Bình Thuận ra quân làm đường nông thôn tại xã Hàm Trí huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: ĐĂNG MỸ * Gia Lai nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hóa thêm 867 km đường giao thông nông thôn; bảo đảm ít nhất 40% số km đường giao thông nông thôn và địa bàn khu phố được kiên cố hóa mới, tập trung ở các tuyến trên địa bàn dân cư và ở 21 xã xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh áp dụng cơ chế đầu tư theo phương châm "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ".Theo đó, nhân dân vừa góp vốn đầu tư, vừa quyết định các vấn đề về kế hoạch đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, khai thác, quản lý và bảo trì công trình. Nhà nước ban hành các khung tiêu chuẩn kỹ thuật, trình tự, thủ tục triển khai, hỗ trợ một phần vốn đầu tư. Tổng kinh phí đầu tư kiên cố hóa 867 km đường giao thông nông thôn dự kiến...
![]() Tuổi trẻ Bình Thuận ra quân làm đường nông thôn tại xã Hàm Trí huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: ĐĂNG MỸ |
* Gia Lai nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hóa thêm 867 km đường giao thông nông thôn; bảo đảm ít nhất 40% số km đường giao thông nông thôn và địa bàn khu phố được kiên cố hóa mới, tập trung ở các tuyến trên địa bàn dân cư và ở 21 xã xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh áp dụng cơ chế đầu tư theo phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.
Theo đó, nhân dân vừa góp vốn đầu tư, vừa quyết định các vấn đề về kế hoạch đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, khai thác, quản lý và bảo trì công trình. Nhà nước ban hành các khung tiêu chuẩn kỹ thuật, trình tự, thủ tục triển khai, hỗ trợ một phần vốn đầu tư. Tổng kinh phí đầu tư kiên cố hóa 867 km đường giao thông nông thôn dự kiến là 546 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 270 tỷ đồng và huyện là 82 tỷ đồng, 194 tỷ đồng còn lại là huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tỉnh Gia Lai đã quy hoạch và triển khai ba khu công nghiệp Trà Đa, Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và khu công nghiệp Tây Plây Cu; 17 huyện, thị xã, thành phố đã quy hoạch 17 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Bước đầu, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã phát huy năng lực và hoạt động có kết quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị của ngành công nghiệp ở địa phương. Việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không những khai thác lợi thế tiềm năng và thế mạnh ở địa phương, mà còn góp phần giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, khu dân cư. Riêng tại khu công nghiệp Trà Đa đã thu hút được hơn 1.700 lao động, với mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng… Định hướng đến năm 2020, tỉnh Gia Lai phấn đấu có bảy khu công nghiệp với tổng diện tích 1.400 ha, 21 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chú trọng khâu quy hoạch và kêu gọi thu hút đầu tư trên các lĩnh vực phù hợp tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua, nhất là về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bảo đảm quyền lợi thiết thực của người lao động.
Theo Nhandan

Ý kiến ()