Bình Phước đưa Nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống
Một góc thị xã Đồng Xoài. Hơn một giờ đồng hồ từ bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) theo quốc lộ 14, chiếc xe chất lượng cao đưa chúng tôi đi qua địa bàn huyện Đồng Phú (Bình Phước). Hai bên đường là san sát nhà cửa và nhiều công trình, biển hiệu đại lý, công ty, nhà hàng... khiến ai nấy đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất này.Thi xã Đồng Xoài hiện lên phía trước chúng tôi lúc này không còn cảnh ngổn ngang, bề bộn của những công trình, đường sá đang thi công, mà là một Đồng Xoài sầm uất, nhộn nhịp, đông vui.Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Đào Thị Lanh phấn khởi dẫn chúng tôi tham quan khu Trung tâm thương mại Đồng Xoài, siêu thị coop-mark, chợ thị xã, địa điểm tổ chức lễ hội tôn vinh hạt điều năm 2010 và một số công trình phục vụ dân sinh. Chị cho biết: Nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và lợi thế vốn có, nhất là vị trí cửa ngõ cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Cam-pu-chia, thời gian qua, Đảng...
|
Thi xã Đồng Xoài hiện lên phía trước chúng tôi lúc này không còn cảnh ngổn ngang, bề bộn của những công trình, đường sá đang thi công, mà là một Đồng Xoài sầm uất, nhộn nhịp, đông vui.
Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Đào Thị Lanh phấn khởi dẫn chúng tôi tham quan khu Trung tâm thương mại Đồng Xoài, siêu thị coop-mark, chợ thị xã, địa điểm tổ chức lễ hội tôn vinh hạt điều năm 2010 và một số công trình phục vụ dân sinh. Chị cho biết: Nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và lợi thế vốn có, nhất là vị trí cửa ngõ cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Cam-pu-chia, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây tiếp tục chung sức, đồng lòng, tập trung trí tuệ để xây dựng và phát triển thị xã. Trong các năm 2005 -2010, thị xã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,51%/năm. Năm 2010 đạt thu nhập bình quân 21,5 triệu đồng/người. Ngay từ những tháng đầu năm nay, hầu hết các chỉ tiêu của thị xã đều đạt và tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cơ cấu kinh tế của Đồng Xoài chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, đạt 52%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 10%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,75%. Những kết quả khả quan đó đang tạo tiền đề vững chắc để Đồng Xoài bứt phá, vươn lên trở thành đô thị loại III vào năm 2015, như Nghị quyết Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2010-2015 đặt ra.
Là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía nam, với hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh (khoảng 3.700 km) đã tạo cho Bình Phước những yếu tố thuận lợi trong thu hút và phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển, bứt phá. Hai quốc lộ 13 và 14 đi qua hầu hết trung tâm các huyện, thị xã trên địa bàn của tỉnh. Quốc lộ 13 rộng 24 m sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đồng thời, tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với nước bạn Cam-pu-chia thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh). Cùng với tập trung mọi nguồn lực với phương châm 'Việc của nhà đầu tư cũng là việc của các cấp chính quyền, các ngành', Bình Phước ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp, công ty đến hợp tác làm ăn. Toàn tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, với hàng nghìn đơn vị đăng ký hoạt động, sản xuất, kinh doanh có lãi. Các danh lam thắng cảnh như Trảng cỏ Bù Lạch, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Cát Tiên, Núi Bà Rá – Thác Mơ cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Sóc Bom Bo, Căn cứ Bộ Chỉ huy miền, đoạn cuối đường Hồ Chí Minh… là những tiềm năng du lịch đang biến thành thực tế qua lượng khách muôn phương về Bình Phước ngày càng nhiều.
Từ một tỉnh nghèo, Bình Phước đã trở thành địa phương có nền nông nghiệp phát triển mạnh của cả nước. Nhiều mặt hàng như cao-su, hồ tiêu, hạt điều của Bình Phước xuất khẩu sang nhiều nước, góp phần đưa Việt Nam vào tốp các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng nông sản. Năm nay là mùa bội thu đối với người trồng tiêu ở Bình Phước. Nhiều gia đình ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long… sau thu hoạch đã thu lãi vài trăm triệu đồng. Gia đình chị Hoàng Thị Sao ở ấp Tân Phước, xã vùng biên Tân Tiến, huyện Bù Đốp, là một trong nhiều gia đình như thế. Trong căn nhà khang trang với nhiều tiện nghi hiện đại, sực nức mùi tiêu từ những bao tải căng tròn được đặt ở góc nhà, chị Sao phấn khởi cho biết: Gia đình tôi có bốn ha trồng hồ tiêu và điều. Tháng trước, mới bán một nửa số nông sản, cũng đã thu về hơn 100 triệu đồng. Nắm rõ chủ trương và những khuyến khích của địa phương, năm nay vợ chồng tôi tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Võ Hoàng Vũ cho chúng tôi biết: Tân Tiến có 1.925 hộ với hơn 7.600 người, trong đó gần một nửa là đồng bào dân tộc thiểu số, 80% số gia đình làm nông nghiệp. Xã hiện có hơn 350 ha hồ tiêu, 1.500 ha điều và gần 1.000 ha cao-su tiểu điền. Năm nay, nông sản được mùa, được giá, nhiều hộ khó khăn đã có của ăn của để, không ít gia đình giàu lên, xây mới được nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt có giá trị, số hộ nghèo giảm đáng kể so với mọi năm.
Vẫn theo quốc lộ 13, chúng tôi đến xã Thiện Hưng cũng là xã vùng biên của huyện Bù Đốp. Đồng chí Nguyễn Văn Thời, Bí thư Đảng ủy xã, tâm sự: Xác định hồ tiêu, hạt điều và cao-su vẫn là nhóm hàng hóa chủ lực, là thế mạnh của địa phương, Tân Tiến đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để giúp nông dân mở rộng diện tích cây cao-su, phát triển cây hồ tiêu, nâng cao năng suất cây điều. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân các thôn, ấp đã tích cực góp công, góp của mở thêm nhiều tuyến giao thông liên ấp, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Ra khỏi diện 135 chưa lâu, Tân Tiến tiếp tục nêu quyết tâm không là xã thuộc các chương trình 133, 134 và 167 trong một vài năm tới. Đồng thời, tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 trở thành xã nông thôn mới.
Nhằm đạt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững,… tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng bộ tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2010-2015, đã xây dựng ba chương trình đột phá: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp – dịch vụ; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực. Ngay sau Đại hội Đảng bộ lần thứ 9, Bình Phước đã xây dựng và triển khai chương trình làm việc toàn khóa và Quy chế làm việc của BCH với Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cụ thể hóa thành chương trình công tác hằng năm để lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực. Đồng chí Hà Anh Dũng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước khẳng định: Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa nghị quyết của Đảng đi nhanh vào cuộc sống là phải phát huy tối đa vai trò của cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy các cấp và phải bắt đầu từ việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng. Để nâng cao chất lượng việc học tập và quán triệt nghị quyết của Đảng, Bình Phước chú trọng đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, trước hết là đồng chí bí thư. Đồng chí bí thư cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo, truyền đạt nghị quyết và chủ trì thảo luận, thông qua chương trình hành động của Đảng bộ cấp mình. Đây là điều kiện tốt để người truyền đạt nghị quyết liên hệ sát thực tiễn địa phương với từng nội dung nghị quyết. Trong học tập, quán triệt nghị quyết phải coi trọng việc xây dựng, thảo luận thông qua chương trình, kế hoạch, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ; Chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết phải tập trung vào những mặt còn khó khăn, yếu kém, những lĩnh vực có tính đột phá. Đồng thời, phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian, các bước tiến hành, quy rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.
Theo Nhandan
Ý kiến ()