Bình Phước: Chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước, trong tháng 7 vừa qua, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Một số nơi trong tỉnh đã xảy ra lốc xoáy, mưa lớn gây ngập lụt làm thiệt hại nhiều tài sản của nhân dân.Lốc lớn gây thiệt hại nhiều diện tích cao su ở Bình Phước. (Ảnh: K.V)Cụ thể là vào khoảng 0 giờ 40 phút ngày 2/7/2012 tại ấp Bù Dinh, xã Thanh An, huyện Hớn Quản đã xảy ra mưa lớn kéo dài kèm theo lũ quét gây ngập lụt cục bộ tại khu vực đập tràn, suối Bù Dinh làm anh Dương Tất Cường sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trên đường đi thăm bà con tại xã Thanh An bị nước cuốn trôi.Cũng từ ngày 1 đến ngày 3/72012, tại xã Thanh Hòa và thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp có mưa lớn kéo dài đã gây ngập 154,2 ha lúa mùa, làm sập 28 mét tường rào của trường tiểu học Thanh Bình A. Ngày...
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước, trong tháng 7 vừa qua, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Một số nơi trong tỉnh đã xảy ra lốc xoáy, mưa lớn gây ngập lụt làm thiệt hại nhiều tài sản của nhân dân.
Lốc lớn gây thiệt hại nhiều diện tích cao su ở Bình Phước. |
Cụ thể là vào khoảng 0 giờ 40 phút ngày 2/7/2012 tại ấp Bù Dinh, xã Thanh An, huyện Hớn Quản đã xảy ra mưa lớn kéo dài kèm theo lũ quét gây ngập lụt cục bộ tại khu vực đập tràn, suối Bù Dinh làm anh Dương Tất Cường sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trên đường đi thăm bà con tại xã Thanh An bị nước cuốn trôi.
Cũng từ ngày 1 đến ngày 3/72012, tại xã Thanh Hòa và thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp có mưa lớn kéo dài đã gây ngập 154,2 ha lúa mùa, làm sập 28 mét tường rào của trường tiểu học Thanh Bình A. Ngày 31/7, tại các xã Lộc Tấn, Lộc Thuận, Lộc Hưng, Lộc Thiện và thị trấn Lộc Ninh huyện Lộc Ninh có mưa lớn kéo dài kèm theo lốc xoáy đã làm tốc mái nhà của 9 hộ và làm gãy đổ một số cây điều, cao su đang cho thu hoạch. Tổng mức thiệt hại lên tới hơn 200 triệu đồng.
Được biết từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra gần chục cơn mưa kèm theo giông, gió, sét, lốc xoáy làm hàng chục căn nhà và phòng tập thể giáo viên bị tốc mái hoàn toàn, lốc xoáy cũng làm đổ gãy trên 47 ha điều, tiêu và cao su. Trong đó, bị thiệt hại nhiều là các huyện: Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Đốp.
Để chủ động đối phó với thiên tai, giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về người và vật chất, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Phước đã chủ động phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết lũ, bão, thiên tai và biện pháp phòng ngừa lũ, lụt, lốc, sét và thiên tai khác đến các cấp, ngành, phương tiện thông tin truyền thông và toàn dân biết để chủ động đối phó, đồng thời phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng dự báo, cảnh báo lũ đầu nguồn sông Đồng Nai nhằm tăng cường dự báo, cảnh báo để chủ động ứng phó với tình hình.
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Bình Phước cũng thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung, đảm bảo an toàn cho đập; hoàn thiện quy trình vận hành để công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt lũ cho hạ lưu và cấp nước trong mùa khô.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã của tỉnh Bình Phước cũng thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Khi lũ, lụt xảy ra triệt để thực hiện phương châm 4 tại chỗ: Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính, sử dụng lực lượng chuyên trách và lực lượng vũ trang để ứng phó kịp thời.
Bên cạnh đó, Bình Phước sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm hồ chứa để giảm lũ, cấp nước sinh hoạt và phòng chống hạn trong mùa khô; xây dựng quy trình điều tiết lũ liên hồ của thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa. Đặc biệt, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạntỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, quy hoạch vùng trọng điểm thường xuyên bị ngập lụt để có kế hoạch di dời dân sinh sống trong khu vực được xác định là nguy hiểm (ven sông, suối, ven sườn đồi, hạ lưu hồ thủy điện) và xây dựng bản đồ ngập lụt, cắm biển cảnh báo nguy hiểm cho dân biết chủ động phòng, tránh.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()