Bình Phước: Ca cao trở thành cây trồng chủ lực
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ca cao, trong những năm qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung phát triển trồng loại cây này, đặc biệt đã xây dựng nhiều mô hình trồng ca cao dưới tán điều, từ đó ca cao đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh.Trồng ca cao xen dưới tán điều cho thu nhập cao, giúp các hộ dân ở Bình Phước xóa đói giảm nghèo hiệu quả (Ảnh: K.V)Ngay từ năm 2005, Bình Phước đã tăng cường hợp tác để phát triển ca cao thông qua các dự án hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. Đó là dự án phát triển ca cao cho các nông hộ nhỏ ở Việt Nam do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, qua đó đã triển khai, hỗ trợ giống cây ca cao ghép và kỹ thuật trồng cho nông dân, nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông. Vào năm 2010, dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ chức Roots of Peace đã tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển ca cao tại Bình Phước.Ngoài ra, Bình Phước cũng đã nhận được sự quan tâm...
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ca cao, trong những năm qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung phát triển trồng loại cây này, đặc biệt đã xây dựng nhiều mô hình trồng ca cao dưới tán điều, từ đó ca cao đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh.
Trồng ca cao xen dưới tán điều cho thu nhập cao, giúp các hộ dân |
Ngay từ năm 2005, Bình Phước đã tăng cường hợp tác để phát triển ca cao thông qua các dự án hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. Đó là dự án phát triển ca cao cho các nông hộ nhỏ ở Việt Nam do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, qua đó đã triển khai, hỗ trợ giống cây ca cao ghép và kỹ thuật trồng cho nông dân, nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông. Vào năm 2010, dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ chức Roots of Peace đã tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển ca cao tại Bình Phước.
Ngoài ra, Bình Phước cũng đã nhận được sự quan tâm của các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các trường đại học, tổ chức phi chính phủ xúc tiến nghiên cứu, điều tra đánh giá, quy hoạch, xây dựng chương trình phát triển ca cao tại địa phương. Đến nay, tỉnh đã xây dựng được bộ quy trình kỹ thuật trồng xen ca cao trong vườn điều, khảo nghiệm các giống ca cao nhập nội cho thấy có triển vọng.
Trong năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Phước đã thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao với tổng qui mô 16ha/42 hộ, thực hiện tại 2 xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú 12 ha và xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú 4 ha thuộc nguồn vốn trung ương. Dự án trồng xen ca cao trong vườn điều thuộc mô hình nông thôn mới xã Tân Lập có qui mô 9ha/9hộ thực hiện tại các ấp 1, 3, 4 và 9 của xã Tân Lập, huyện Đồng Phú. Dự án ca cao nước ngoài thực hiện 370 ha/740 hộ thực hiện tại 3 huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và Đồng Phú.
Tham gia mô hình này, các hộ được nhà nước hỗ trợ 100 % về cây giống, 50 % vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với dự án thuộc ngân sách tỉnh, 30% vật tư đối với dự án thuộc ngân sách trung ương. Riêng dự án về cacao nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ mỗi hộ 300 cây giống và 90 kg phân NPK.
Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao, đặc biệt cách phòng trừ con mối, hiện là đối tượng gây hại ca cao mạnh nhất giai đoạn mới trồng. Dự án ca cao nước ngoài hộ được tập huấn nhiều chuyên đề theo quá trình phát triển của cây ca cao.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Phước có khoảng 1.300 ha ca cao, trong đó 500 ha đã cho thu hoạch. Năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha, cá biệt có hộ thâm canh trồng thuần ca cao đạt 2,5-3 tấn/ha. Hạt ca cao ở Bình Phước được đánh giá có chất lượng cao hơn so với ca cao trồng ở các địa phương khác.
Mục tiêu phát triển cây ca cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh phát triển diện tích ca cao ở những vùng có khả năng tưới. Dự kiến quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích trồng ca cao trên địa bàn toàn tỉnh đạt 5.000 ha và đạt 20.000 ha vào năm 2020, ca cao sẽ chủ yếu trồng xen dưới tán điều, với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha.
Hiện tại, giá mủ cao su ở mức 70 triệu đồng/tấn, với năng suất trung bình 2 tấn/ha, mỗi năm 1 ha cao su có thể cho thu nhập khoảng 140 triệu đồng. Giá ca cao hiện đang dao động 40-45 triệu đồng/tấn, năng suất trung bình trồng xen trong vườn điều 1,8 tấn/ha, cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng/ha, cộng thêm 2 tấn hạt điều/ha thì mỗi năm 1 ha trồng điều xen ca cao thu khoảng 115 triệu đồng. Chưa tính giá thị trường lên xuống, so sánh hai mô hình trồng cây công nghiệp này, có thể thấy, trừ chi phí đầu tư và công lao động, trồng cao su cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với trồng ca cao xen điều.
Để phát triển cây ca cao bền vững trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, ngành nông nghiệp của địa phương này đã và đang thực hiện những giải pháp cơ bản như xây dựng vùng ca cao tập trung năng suất cao theo hướng hữu cơ bền vững; đầu tư phát triển thủy lợi tạo nguồn nước tưới, xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống điện tại các vùng nguyên liệu tập trung, đồng thời xây dựng hệ thống thu mua ca cao tại địa phương và thông tin về giá để nông dân yên tâm sản xuất; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nông dân, người thu gom và doanh nghiệp về ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, ý thức về tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, đồng thời mở rộng mạng lưới thương mại và tăng cường trưng bày, giới thiệu sản phẩm ca cao nước ta ra thị trường quốc tế, tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ mở rộng hợp tác và tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, đầu tư, phát triển ca cao trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ. Điều quan trọng nhất là chính sách tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay, đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh; khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty phát triển vùng nguyên liệu riêng của tỉnh thông qua việc đầu tư ứng trước vốn, giống cây năng suất cao cho nông dân.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()