LSO-Xã Bình Phúc, huyện Văn Quan phát triển kinh tế chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào cây lúa, ngô là chính. Vì vậy, từ nhiều năm trước xã đã chú trọng tìm hướng đi đúng để vươn lên, thoát nghèo. Và hướng đi mà xã lựa chọn đó là tăng cường tuyên truyền, tập huấn, ứng dụng khoa học kĩ thuật và đặc biệt là sử dụng nguồn vốn ưu đãi có hiệu quả cho nông dân, khai thác tiềm năng đẩy mạnh sản xuất, kết hợp chăn nuôi, trồng rừng.Nông dân xã Bình Phúc (Văn Quan) trồng màu vụ đông – xuân (Ảnh: Khánh Ly)Tổng diện tích gieo trồng toàn xã có 463 ha. Hàng năm, ngoài cây lương thực chính là lúa, ngô, người dân trồng các loại đậu, đỗ, sắn, rau màu. Mùa nào thức nấy, với các loại giống mới đưa vào sản xuất, nhân dân còn biết kết hợp kinh nghiệm và kĩ thuật nên năng suất và sản lượng thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, năng suất lúa vụ xuân đạt 50 tạ/ha, vụ mùa trên 32 tạ/ha và hàng chục...
LSO-Xã Bình Phúc, huyện Văn Quan phát triển kinh tế chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào cây lúa, ngô là chính. Vì vậy, từ nhiều năm trước xã đã chú trọng tìm hướng đi đúng để vươn lên, thoát nghèo. Và hướng đi mà xã lựa chọn đó là tăng cường tuyên truyền, tập huấn, ứng dụng khoa học kĩ thuật và đặc biệt là sử dụng nguồn vốn ưu đãi có hiệu quả cho nông dân, khai thác tiềm năng đẩy mạnh sản xuất, kết hợp chăn nuôi, trồng rừng.
|
Nông dân xã Bình Phúc (Văn Quan) trồng màu vụ đông – xuân (Ảnh: Khánh Ly) |
Tổng diện tích gieo trồng toàn xã có 463 ha. Hàng năm, ngoài cây lương thực chính là lúa, ngô, người dân trồng các loại đậu, đỗ, sắn, rau màu. Mùa nào thức nấy, với các loại giống mới đưa vào sản xuất, nhân dân còn biết kết hợp kinh nghiệm và kĩ thuật nên năng suất và sản lượng thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, năng suất lúa vụ xuân đạt 50 tạ/ha, vụ mùa trên 32 tạ/ha và hàng chục tấn sắn, ngô… đảm bảo nguồn lương thực và dư cho đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trên địa bàn. Hiện nay, nhân dân toàn xã đều quan tâm, tập trung đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi được coi là một thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nếu trước đây, người dân nuôi chỉ từ 2- 5 con lợn, chủ yếu là tự cung tự cấp, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, sắn, ngô, thì giờ đây, nhiều hộ gia đình nuôi đàn lợn cả chục con. Từ chăn nuôi, các hộ dân có một nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt gia đình. Trong năm 2010, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đàn vật nuôi toàn xã giảm. Tuy nhiên, qua đó, người dân đã có ý thức hơn đối với các biện pháp phòng dịch bệnh, chăm sóc đàn vật nuôi tốt hơn. Tổng đàn lợn hiện khoảng 1.600 con, đàn gia cầm trên 7.000 con, đàn trâu bò 700 con (trong đó đàn bò 300 con).
Ngoài phát huy nguồn lực về đất đai, hàng năm nhân dân còn tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các công trình đường giao thông, thủy lợi. Đầu năm, các thôn đã tập trung ngày công khơi thông các tuyến mương dẫn nước, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho gieo trồng, các tuyến đường giao thông được san sửa, mở rộng thường xuyên. Trong thực hiện phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xã tuyên truyền, vận động các thôn, bản tận dụng hết nguồn xi măng được cấp. Năm 2009 xã được cấp 83 tấn xi măng, năm 2010 được cấp 140 tấn xi măng, hiện các thôn đang khẩn trương làm đường. Từ nguồn vốn chương trình 135, xã mở rộng được 1,35km đường vào thôn vùng III- Lũng Thước. Để phát triển kinh tế còn một yếu tố rất quan trọng là vốn. Xác định như vậy, xã đã giao cho các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền, động viên các hội viên mạnh dạn vay vốn các chương trình của Ngân hàng Chính sách để đầu tư làm các mô hình kinh tế. Tính đến nay, tổng nguồn vốn tín chấp qua các hội, đoàn thể đạt khoảng 6 tỷ đồng. Nguồn vốn đã được người dân đầu tư hiệu quả với các mô hình nuôi bò, lợn, gà và trồng rừng. Bên cạnh đó, nguồn vốn còn được sử dụng phát triển sản xuất kinh doanh như mô hình sản xuất đá, gạch, dịch vụ kinh doanh khác. Hiện nay, toàn xã có 5 mô hình sản xuất đá, gạch, ngói, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Từ phát huy các nguồn lực đất đai, giao thông, thủy lợi, nguồn vốn ưu đãi…, đời sống nhân dân đang ngày càng được cải thiện, diện mạo kinh tế – xã hội xã Bình Phúc đổi mới từng ngày. Hiện nay, theo tiêu chí cũ, xã còn 150 hộ nghèo trên tổng số 585 hộ dân toàn xã. Phấn đấu giảm nghèo hiệu quả trong những năm tới, xã Bình Phúc tiếp tục phát huy mọi nguồn lực, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn.
Lâm Như
Ý kiến ()