LSO-Trước đây, Bình La là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia. Cả xã còn tới 54% hộ nghèo, tư duy sản xuất nhỏ còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của người dân. Ngay sau khi tuyến đường Hoà Bình- Bình La- Gia Miễn được mở, con đường được người dân gọi là đường của Đảng. Cũng từ con đường, cách làm, nếp nghĩ của họ từng bước đổi thay. Một góc thôn Bản Pìa - Bình La hôm nayNếu như trước đây Bình Gia được coi là huyện khó khăn nhất tỉnh thì Bình La lại được coi là xã khó khăn nhất của huyện. Khó chồng lên khó. Một câu chuyện mà ai cũng còn nhớ, để đi ra chợ người Bình La phải vượt cả chục cây số đường rừng với đôi chân trần, có nhà nuôi được con lợn đem ra chợ bán mất đúng 2 ngày vì “tốc độ” của lợn mà vượt rừng thì 2 ngày đã là nhanh. Trong điều kiện ấy đời sống của người dân hết sức khó khăn. Khó người dân chịu được vì quen rồi, nhưng khổ nhất là không có con đường nên...
LSO-Trước đây, Bình La là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia. Cả xã còn tới 54% hộ nghèo, tư duy sản xuất nhỏ còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của người dân. Ngay sau khi tuyến đường Hoà Bình- Bình La- Gia Miễn được mở, con đường được người dân gọi là đường của Đảng. Cũng từ con đường, cách làm, nếp nghĩ của họ từng bước đổi thay.
Một góc thôn Bản Pìa – Bình La hôm nay
Nếu như trước đây Bình Gia được coi là huyện khó khăn nhất tỉnh thì Bình La lại được coi là xã khó khăn nhất của huyện. Khó chồng lên khó. Một câu chuyện mà ai cũng còn nhớ, để đi ra chợ người Bình La phải vượt cả chục cây số đường rừng với đôi chân trần, có nhà nuôi được con lợn đem ra chợ bán mất đúng 2 ngày vì “tốc độ” của lợn mà vượt rừng thì 2 ngày đã là nhanh. Trong điều kiện ấy đời sống của người dân hết sức khó khăn. Khó người dân chịu được vì quen rồi, nhưng khổ nhất là không có con đường nên việc học hành, trao đổi hàng hoá, sinh hoạt của nhân dân bị đình trệ. Trước thực tế ấy, năm 2007, theo Nghị quyết về phát triển mạng lưới giao thông của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, dự án mở mới nâng cấp đường Hoà Bình – Bình La – Gia Miễn được khởi động. Bắt đầu từ đây, đời sống sinh hoạt của người dân thay đổi hẳn. Bình La có 5 thôn thì 2 thôn có đường giao thông chạy qua, những thôn còn lại cũng sát đường nên khi mở đường có tới gần nửa số hộ dân được hưởng lợi. Những ngày này, khi đi trên con đường mới, người dân Bình La ai cũng hồ hởi, phấn khởi. Bác Hoàng Xuân Tuyết, thôn Bản Pìa tâm sự, Đảng đã làm con đường này cho người dân chúng tôi, vì thế bây giờ đi lại rất thuận tiện, từ bản ra tới chợ Tu Đồn chỉ mất có chục phút, bà con không còn phải vất vả đôi chân nữa, giờ chỉ lo nghĩ cách làm giàu thôi. Có con đường người dân quan tâm đầu tư các tư liệu sản xuất, sinh hoạt. Toàn xã có 280 hộ thì đã có trên 70% dân có xe máy, cá biệt có hộ 3 xe máy. Máy cày tay, máy nông cụ thì khó có thể thống kê nổi vì nó tăng từng ngày. Hiện 60% hộ dân đã được sử dụng điện trong số đó trên 80% hộ có ti vi. Ngay tại trung tâm xã có cả cửa hàng bán xe máy, đây là điều mà người dân Bình La không thể ngờ tới vì mới chỉ cách đây vài năm thôi, khi ra chợ nhìn thấy chiếc xe máy họ vẫn ngẩn ngơ nhìn. Ô tô thì cả xã không phải ai cũng có cơ may nhìn thấy, vì xã đâu có đường ô tô đi lại được. Bí thư Đảng uỷ xã Hoàng Công Như hồ hởi cho chúng tôi biết, chính con đường là động lực để người dân Bình La vươn lên. Cùng với thời gian mở đường cũng là lúc xã có phong trào trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Có hộ đi tiên phong trồng hàng chục ha keo, bạch đàn, trồng theo dự án, rồi trồng cây nhân dân. Người dân nhận thấy trồng rừng lớn nhanh hơn rừng mọc tự nhiên, họ tự hình thành các mô hình trình diễn và chỉ trong vòng vài năm xã đã trồng được hàng trăm ha rừng. Đường mở, tư duy của người dân bắt đầu thay đổi, trước đây toàn xã không có bất kỳ một thứ dịch vụ gì thì hiện nay đã có dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp, xe máy, có cả những cửa hàng phục phụ nhu yếu phẩm, phân bón và cả đại lý sim thẻ điện thoại, một điều mà những người đã biết tới Bình La sẽ rất khó tin. Cũng theo Bí thư Đảng uỷ xã, thế mạnh của xã là tập trung vào nông lâm nghiệp, trên cơ sở phát huy lợi thế đường, điện, đấy chính là yếu tố tốt nhất tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, từ đó vươn lên xoá nghèo.
Rời Bình La trong bóng chiều đổ xuống rất nhanh, nhưng không gian không tối bởi ánh sáng phản quang từ con đường uốn lượn vắt ngang qua các sườn núi, đâu đó trên những nếp nhà sàn, nhà mới xây lung linh ánh điện. Trên con đường mà người dân quen gọi là đường của Đảng từng đoàn xe máy ngược xuôi nối Bình La với bên ngoài. Bình La đã thực sự đổi thay trên con đường mới.
Nguyễn Đông Bắc
Ý kiến ()