Theo nhận định của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trong thời gian tới, điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiều mây, có mưa rào xen kẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng phát sinh, phát triển như rầy nâu, rầy lưng trắng. Các bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen có nguy cơ cao phát triển gây hại diện rộng, đặc biệt là vùng đã có nguồn bệnh từ vụ trước mà người dân không cày ải, không chủ động phun trừ rầy cho mạ trước khi cấy. Các loại sâu như sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu non 1 tuổi lứa 1 sẽ xuất hiện gây hại. Bệnh đạo ôn, khô vằn, ốc bươu vàng gây hại cục bộ, những đối tượng sâu bệnh khác sẽ tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ. Vì vậy, người dân nên chủ động thăm đồng thường xuyên, theo dõi và thông báo ngay với Trạm Bảo vệ thực vật để có biện pháp diệt trừ.
LSO-Đến huyện Bình Gia thời gian này, trên khắp các cánh đồng các xã trong huyện, bà con đang chủ động làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên lúa xuân. Bà Hoàng Thị Cúc, thôn Cốc Rặc, xã Tô Hiệu vừa pha xong bình thuốc trừ sâu cho biết, gia đình bà gieo cấy được 4 sào lúa, đã làm cỏ xong đợt 1, hiện tại lúa đang có triệu chứng của rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ gây hại, bà đã chủ động lên Trạm Bảo vệ thực vật huyện hỏi và được cán bộ trạm hướng dẫn mua thuốc về phun để phòng trừ bệnh kịp thời.
Trên cánh đồng của xã Hoàng Văn Thụ, bà con đang đẩy mạnh chăm sóc lúa xuân. Anh Hoàng Đăng Mến, thôn Long Quang đang làm cỏ trên thửa ruộng cho biết, gia đình anh gieo cấy được 6 sào lúa xuân, hiện tại chưa có sâu gây hại, chỉ lác đác có xuất hiện rầy. Theo khuyến cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, cách đây một tuần, anh đã chủ động mua thuốc trừ rầy kết hợp với trừ sâu về phun. Anh cho biết thêm, cùng thời điểm này năm trước (2010), rầy gây hại nhiều, gia đình anh đã phải phun thuốc trừ rầy, sâu đến 3 lần. Do vậy, rút kinh nghiệm từ năm trước, năm nay gia đình anh chủ động thăm đồng thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời khi sâu hại gây bệnh.
|
Nông dân xã Hoàng Văn Thụ (Bình Gia) chăm sóc lúa xuân |
Ông Hoàng Văn Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy được 1.350 ha lúa, đến thời điểm này, cơ bản bà con đã tiến hành làm cỏ xong đợt 1 và đẩy mạnh phun thuốc trừ sâu, phòng chống rầy. Về sâu bệnh gây hại, rải rác, cục bộ ở các xã đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại như rầy nâu (từ 10 – 15 con/m2), sâu đục thân (0,3% – 0,5%/rảnh), sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn nhưng mới chỉ ở mức độ thấp. Về công tác thủy lợi, hiện tại chưa có diện tích lúa bị hạn (một số diện tích hay bị hạn, bà con chủ động chuyển đổi sang trồng ngô, thạch đen…), các hồ đập chứa nước có thể đáp ứng 40% diện tích nước tưới. Để chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại lúa xuân, Phòng Nông nghiệp huyện đã chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện, phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, phát hiện để hướng dẫn và cùng bà con phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại, đồng thời mở các lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ thực vật, khuyến cáo bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện các loại sâu, bệnh gây hại để có biện pháp diệt trừ kịp thời và hiệu quả nhất.
Theo nhận định của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trong thời gian tới, điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiều mây, có mưa rào xen kẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng phát sinh, phát triển như rầy nâu, rầy lưng trắng. Các bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen có nguy cơ cao phát triển gây hại diện rộng, đặc biệt là vùng đã có nguồn bệnh từ vụ trước mà người dân không cày ải, không chủ động phun trừ rầy cho mạ trước khi cấy. Các loại sâu như sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu non 1 tuổi lứa 1 sẽ xuất hiện gây hại. Bệnh đạo ôn, khô vằn, ốc bươu vàng gây hại cục bộ, những đối tượng sâu bệnh khác sẽ tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ. Vì vậy, người dân nên chủ động thăm đồng thường xuyên, theo dõi và thông báo ngay với Trạm Bảo vệ thực vật để có biện pháp diệt trừ.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()