LSO-Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và được sự hỗ trợ to lớn từ chương trình mục tiêu quốc gia, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện, song đến hết năm 2010 ước tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện Bình Gia vẫn chiếm khoảng 42,7%; thậm chí năm 2009, Bình Gia còn 5.196 hộ nghèo, 13/20 xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, và có 4 thôn 100% là hộ nghèo.Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở huyện Bình GiaSong cần phải ghi nhận những cố gắng mà huyện Bình Gia đã làm được trong việc thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), tạo sự thay đổi cơ bản về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Huyện đã cùng các cấp, các ngành tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Nhờ đó, 475 hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi đã thoát nghèo bền vững; 1.110 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ cải thiện nhà ở với tổng...
LSO-Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và được sự hỗ trợ to lớn từ chương trình mục tiêu quốc gia, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện, song đến hết năm 2010 ước tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện Bình Gia vẫn chiếm khoảng 42,7%; thậm chí năm 2009, Bình Gia còn 5.196 hộ nghèo, 13/20 xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, và có 4 thôn 100% là hộ nghèo.
|
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở huyện Bình Gia |
Song cần phải ghi nhận những cố gắng mà huyện Bình Gia đã làm được trong việc thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), tạo sự thay đổi cơ bản về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Huyện đã cùng các cấp, các ngành tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Nhờ đó, 475 hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi đã thoát nghèo bền vững; 1.110 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ cải thiện nhà ở với tổng kinh phí 9.390 triệu đồng; hơn 12.000 lượt hộ được thụ hưởng dự án phát triển sản xuất với kinh phí gần 11.000 triệu đồng; đã triển khai 147 dự án thuộc vốn dự án 120 với số vốn vay 4.854 triệu đồng, thu hút tạo việc làm mới cho 364 lao động, mở các lớp dạy nghề cho hơn 2.000 học viên. Chương trình 135 với kinh phí gần 70.000 triệu đồng giúp người dân trên địa bàn được sử dụng điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt phục vụ đời sống… Bên cạnh đó, người dân nghèo đã được tiếp cận với nhiều dịch vụ xã hội: hơn 132.000 thẻ bảo hiểm đã được cấp miễn phí cho người nghèo; được hỗ trợ giáo dục, trợ giúp pháp lý… Ngoài ra, huyện còn vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân được hơn 1.256 triệu đồng giúp người dân trên địa bàn làm nhà đại đoàn kết, cho vay để phát triển sản xuất tạo thêm nhiều cơ hội để hộ nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo…
Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng, công cuộc XĐGN của huyện trong 5 năm qua chưa đạt được kết quả như mong đợi. Thực tế cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn cao, nhiều hộ không có khả năng trả nợ, không có thu nhập ổn định… Trao đổi về vấn đề này, bà Trần Thị Thu Yên, cán bộ phụ trách chương trình XĐGN, Phòng LĐTB và XH huyện cho biết, nguyên nhân của tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, thiếu việc ở đây được chia thành 3 nhóm chính: Một là, do điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, hay có những diễn biến bất thường; địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, địa hình đồi núi dốc đi lại rất khó khăn, kinh tế thì chậm phát triển, trong khi đó vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu tồn tại. Hai là, bản thân những hộ nghèo lại thiếu kiến thức sản xuất, thiếu vốn, lười lao động lại sinh nhiều con, còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Thứ ba là hệ thống cơ chế, chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất cho người dân, chưa có đầu ra cho sản phẩm; đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN lại kiêm nhiệm, hạn chế nhiều mặt về năng lực chuyên môn.
|
Khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số ở Trung tâm y tế huyện |
Tìm lời giải cho bài toán khó này trong nhiều năm qua thực sự khiến cơ quan chức năng rất quan tâm. Rút kinh nghiệm từ những chương trình, dự án và để đảm bảo nguồn vốn đầu tư có hiệu quả lâu dài, nên chăng huyện cần nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XĐGN, coi đó là nhiệm vụ của toàn huyện; nâng cao trách nhiệm của các cán bộ trực tiếp phụ trách, sự giám sát của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải tranh thủ mọi nguồn lực, nhất là sự đầu tư từ các chương trình mục tiêu, dự án. Coi đó là “cơ hội vàng”, “chìa khóa vàng“ để huyện XĐGN. Đồng thời cần tăng cường phát hiện và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân; huy động sự đóng góp chung của cộng đồng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thông qua các loại quỹ. Muốn làm được điều đó, ngay từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện cần phải có sự nhất quán, đồng bộ, tạo được lòng tin cho nhân dân. Có như vậy, huyện mới có thể đạt được mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3% trở lên, góp phần đưa Bình Gia tiến kịp với các huyện khác trong tỉnh.
Thanh Hòa
Ý kiến ()