Bình Dương phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh
Tỉnh ủy Bình Dương tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư theo đúng định hướng. Ðặc biệt là tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
* Thái Nguyên xây dựng các mô hình kinh tế – xã hội vùng dân tộc miền núi
Do có chính sách đầu tư hợp lý, ba tháng đầu năm nay, tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư trong nước đạt 2.037 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm 363 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn 1.272 tỷ đồng và 44 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 765 tỷ đồng. Ðầu tư nước ngoài đạt 728 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp ba tháng qua của Bình Dương đạt 44.623 tỷ đồng, tăng 12,3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ 196 triệu USD, tăng 12,7%, trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,9%, chiếm 82,2%.
* Hai năm qua, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi tỉnh Thái Nguyên giảm từ 27% (năm 2011) xuống còn 15,9%; 80% số hộ trong các khu vực này được sử dụng nước hợp vệ sinh; 61,79% trường học đạt chuẩn quốc gia; 89,42% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế… Tại các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đã lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và đời sống. Song, hiện nay Thái Nguyên vẫn còn 598 xóm, bản đặc biệt khó khăn. Trong đó có 20 trong tổng số 47 xóm đồng bào Mông sinh sống có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên.
Ðể giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi, tỉnh Thái Nguyên chọn 12 xóm điểm đặc biệt khó khăn có đồng bào dân tộc Mông sinh sống để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội. Dự kiến sẽ có 18 mô hình với tổng kinh phí gần 555 triệu đồng được thực hiện tại các xóm điểm này. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp với các loại cây, con phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()