Bình Dương: Khuyến công góp phần xây dựng nông thôn mới
Bình Dương trong những năm qua luôn được đánh giá là địa phương ưu tiên phát triển công nghiệp ở nông thôn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần phát triển từng bước đời sống văn hóa, xã hội ở nông thôn, kết quả này có sự góp phần không nhỏ của hoạt động khuyến công ở địa phương.Trong năm 2012, công tác khuyến công ở Bình Dương luôn được gắn kết hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Chương trình số 77 của Tỉnh ủy Bình Dương, về thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cụ thể, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, trực thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Dương đã thực hiện 12 đề án khuyến công với kinh phí phí thực hiện là 1 tỷ 7 trăm triệu đồng, trong đó có hai đề án khuyến công quốc gia còn lại là đề án khuyến công địa phương.Làng nghề gốm Bình Dương tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương (Nguồn: dantri.com)Ông Phạm Thanh Dũng, Phó Giám...
Bình Dương trong những năm qua luôn được đánh giá là địa phương ưu tiên phát triển công nghiệp ở nông thôn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần phát triển từng bước đời sống văn hóa, xã hội ở nông thôn, kết quả này có sự góp phần không nhỏ của hoạt động khuyến công ở địa phương.
Trong năm 2012, công tác khuyến công ở Bình Dương luôn được gắn kết hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Chương trình số 77 của Tỉnh ủy Bình Dương, về thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cụ thể, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, trực thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Dương đã thực hiện 12 đề án khuyến công với kinh phí phí thực hiện là 1 tỷ 7 trăm triệu đồng, trong đó có hai đề án khuyến công quốc gia còn lại là đề án khuyến công địa phương.
![]() |
Làng nghề gốm Bình Dương tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương |
Ông Phạm Thanh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, trên thực tế triển khai thực hiện chương trình này ở Bình Dương, chúng tôi luôn thực hiện gắn với việc hỗ trợ cho các đối tượng là nông dân, nông nghiệp, nông thôn, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
Thời gian qua, hoạt động khuyến công ở Bình Dương đã được triển khai rộng khắp đến các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là ở các địa phương đang xây dựng điểm nông thôn mới. Để giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ở nông thôn phát triển sản xuất nhiều ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển. Qua đó, đáp ứng được mục tiêu phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động ở khu vực nông thôn, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Góp phần phát triển văn hóa, xã hội, nhất là góp phần quan trọng vào Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chương trình Khuyến công địa phương của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2009-2012 cũng đã cấp kinh phí trên 4 tỷ đồng thực hiện các Chương trình, đề án như: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cho lao động thuộc các nghề như đan mây tre lá, đan sợi nhựa, kỹ thuật hàn khung sắt định hình, chế biến gỗ, may công nghiệp… với kinh phí trên 970 triệu đồng; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, tổ chức các Hội thảo, tổ chức các đoàn đi khảo sát, tìm hiểu thị trường, đối tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm về công tác khuyến công với kinh phí 61,8 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật với kinh phí trên 616 triệu đồng; Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghệ thông tin, vận động và tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh với kinh phí trên 240 triệu đồng; Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin như xuất bản bản tin công thương định kì hàng tháng, thực hiện các phóng sự và đăng tải những tin tức về hoạt động khuyến công trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, Báo Bình Dương, trên wedsite Sở Công Thương, wedsite Trung tâm khuyến công… Có thể nói, hoạt động khuyến công tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua đã mang lại kết quả đáng khích lệ, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở được thụ hưởng đã phát huy hiệu quả từ các chương trình mang lại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.
Đến nay hoạt động khuyến công ở Bình Dương đã đi vào ổn định và phát triển, từng bước khẳng định vai trò cần thiết, là cầu nối cho sự hỗ trợ của nhà nước đến với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, góp phần vào việc phát triển đời sống kinh tế – xã hội ở nông thôn.
Theo ông Trần Trọng Du, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thì qua các hoạt động khuyến công, người nông dân ở đây đã tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả nhờ vào ứng dụng khoa học kỹ thuật như trồng bưởi đặc sản, rau an toàn, có rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương này đã thành công và thu nhập cao từ sản xuất nông nghiệp. Xã Bạch Đằng hiện đang kiến nghị các cấp, các ngành tiếp tục hỗ trợ cho các hộ sản xuất rau an toàn ở hai ấp là Tân Trạch và Bình Hưng, để bà con nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật nhiều hơn nữa, qua đây tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, năm 2013, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương tiếp tục có những dự án khuyến công trọng điểm, trong đó ưu tiên bố trí các dự án khuyến công cho các xã xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện để các xã này hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, phương thức tổ chức sản xuất và môi trường.
Ông Phạm Thanh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết thêm, chúng tôi sẽ lồng ghép các chương trình đề án khuyến công vào trong nội dung của các đề án phát triển nông thôn mới, để từ đó, hỗ trợ cho các địa phương. Theo ông Dũng, năm 2013, Bình Dương sẽ có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, do vậy Chương trình sẽ theo sát các địa phương cũng như các ngành chức năng liên quan để thực hiện chương trình một cách có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương cũng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình và người lao động trực tiếp được thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả từ hoạt động khuyến công, qua đó, các nhân và đơn vị có cơ hội đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, tham gia giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước giải quyết việc làm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống khu vực nông thôn, gắn với bảo vệ môi trường, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Theo Dangcongsan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()