Bình Ðịnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Với dây chuyền hiện đại, Công ty cổ phần may Bình Định sản xuất sản phẩm áo giắc-két, sơ-mi đạt chất lượng cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. * Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp nông thôn Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, tỉnh Bình Định đã quy hoạch sáu khu công nghiệp, với tổng diện tích 2.088 ha và 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.225 ha. Trong đó, khu công nghiệp Phú Tài đã lấp đầy 95% diện tích, khu công nghiệp Long Mỹ lấp đầy hơn 81% diện tích và 19 cụm công nghiệp đã lấp đầy 445 ha. Khu kinh tế Nhơn Hội - Quy Nhơn có tổng diện tích 12 nghìn ha, trong đó được quy hoạch phát triển các khu công nghiệp A và B hơn 1.050 ha, khu phi thuế quan, khu đô thị mới, khu dịch vụ cảng biển nước sâu, khu du lịch giải trí..., bước đầu đã thu hút 32 dự án đầu tư trong nước và ngoài nước với tổng số vốn hơn 32 nghìn tỷ...
Với dây chuyền hiện đại, Công ty cổ phần may Bình Định sản xuất sản phẩm áo giắc-két, sơ-mi đạt chất lượng cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. |
* Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp nông thôn Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, tỉnh Bình Định đã quy hoạch sáu khu công nghiệp, với tổng diện tích 2.088 ha và 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.225 ha. Trong đó, khu công nghiệp Phú Tài đã lấp đầy 95% diện tích, khu công nghiệp Long Mỹ lấp đầy hơn 81% diện tích và 19 cụm công nghiệp đã lấp đầy 445 ha. Khu kinh tế Nhơn Hội – Quy Nhơn có tổng diện tích 12 nghìn ha, trong đó được quy hoạch phát triển các khu công nghiệp A và B hơn 1.050 ha, khu phi thuế quan, khu đô thị mới, khu dịch vụ cảng biển nước sâu, khu du lịch giải trí…, bước đầu đã thu hút 32 dự án đầu tư trong nước và ngoài nước với tổng số vốn hơn 32 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn có chín dự án đã ký thỏa thuận đầu tư với số vốn hơn 119 nghìn tỷ đồng sẽ được triển khai vào các năm tới.
Mục tiêu phấn đấu trong năm năm tới của tỉnh Bình Định là đạt tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hằng năm từ 13% đến 14%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 20,7%. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Bình Định tập trung giải phóng mặt bằng, phấn đấu lấp đầy từ 35% đến 45% diện tích của các khu, cụm công nghiệp còn lại. Tỉnh phối hợp các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm có tính cạnh tranh cao, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng chủ lực của tỉnh Bình Định; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng tập trung phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế, có thị trường, có điều kiện phù hợp hạ tầng và kinh tế – xã hội của tỉnh, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Định năm 2011 ước đạt 7.466 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 23 sản phẩm chủ lực về sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14 sản phẩm duy trì tăng cao hơn so với năm 2010.
Năm 2012, thành phố Đà Nẵng tiếp tục dành khoảng một tỷ đồng từ ngân sách để triển khai chương trình hỗ trợ cơ giới hóa phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư 600 triệu đồng để triển khai chương trình tại bốn xã là Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Khương và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang). Số tiền này được giải ngân để hỗ trợ nông dân mua một máy sấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống, một máy đập liên hợp, một máy gặt và năm máy cày. Những hộ nông dân được xét chọn mua máy sẽ được thành phố hỗ trợ 50% chi phí và không quá 75 triệu đồng. Hiện nay, số máy này đã được bàn giao cho bà con để kịp thời phục vụ sản xuất lúa trong vụ đông xuân năm nay.
Theo Nhandan
Ý kiến ()