Thứ 4, 25/12/2024 01:05 [(GMT +7)]
Bình đẳng giới trong công tác Dân số-KHHGĐ
Thứ 6, 28/10/2011 | 09:47:00 [(GMT +7)] A A
Những tập tục lạc hậu còn nặng nề tại các thôn bản, dòng họ, dòng tộc, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; vị trí thấp kém của phụ nữ trong gia đình… là những cản trở chính trong việc thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong công tác dân số/KHHGĐ. Bởi vậy, trước hết cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng… để “nhằm” vào những tồn tại này. Sự “hợp đồng tác chiến” một cách mạnh mẽ sẽ “mở đường” cho lồng ghép bình đẳng giới một cách có hiệu quả trong lĩnh vực dân số/KHHGĐ, trước hết là trong việc thực hiện các dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc SKSS.
LSO-Điều 18 của Luật Bình đẳng giới do Quốc hội Khóa 11 thông qua năm 2006 đã nêu rõ “Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng các biện pháp KHHGĐ phù hợp”. Trong giai đoạn 2001-2010, trên địa bàn tỉnh ta, nam giới đã tích cực tham gia vào các chương trình dân số/KHHGĐ, góp phần quan trọng vào thành công trong công tác dân số/KHHGĐ trong giai đoạn này.
Cô giáo MN Ba Sơn (Xuất Lễ) hướng dẫn trẻ trong giờ chơi – Ảnh: Minh Hồng |
Điển hình như huyện Bắc Sơn, Bình Gia và một số huyện thành phố khác, tỷ lệ nam giới chấp nhận một trong các biện pháp tránh thai (BPTT) đã tăng khá cao, nhất là biện pháp đình sản, đã khích lệ phong trào thực hiện công tác dân số/KHHGĐ trong các tầng lớp dân cư. Và đó là một trong những nguyên nhân khiến tỉnh ta kiềm chế sự gia tăng dân số, giảm tỷ suất sinh từ 17,95%o năm 1999 xuống còn 16%o năm 2009; sau 10 năm, số con bình quân của một phụ nữ giảm từ 2,27 xuống còn 1,86 con và đã đạt mức sinh thay thế.
Tuy quy mô dân số đã phù hợp hơn với điều kiện KTXH, song hàng loạt vấn đề được đặt ra trong giai đoạn mới như già hóa dân số, chênh lệch giới tính khi sinh, sự bất bình đẳng trong việc thực hiện công tác dân số/KHHGĐ, nhất là trong việc thực hiện các BPTT. Xu hướng lựa chọn các BPTT hiện đại như thuốc tiêm tránh thai, viên uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai… đã nghiễm nhiên “loại” một bộ phận nam giới ra khỏi đối tượng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.
Trong năm 2010, các đối tượng thực hiện dịch vụ thuốc tiêm tránh thai đạt 166% kế hoạch năm, viên uống tránh thai đạt 115% kế hoạch năm, trong khi biện pháp dùng bao cao su chỉ đạt 86% kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2011, sự chênh lệch trong các BPTT còn cao hơn. Đã đến lúc chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền bình đẳng giới trong công tác dân số/KHHGĐ nói chung và trong việc thực hiện các BPTT nói riêng. Nhận thức được vấn đề này, trong những tháng cuối năm 2011, Tổng cục Dân số đã mở nhiều lớp tập huấn tuyên truyền viên cấp tỉnh về vấn đề lồng ghép giới trong các lĩnh vực, chương trình dân số/KHHGĐ.
Sau các đợt tập huấn ở trung ương, Chi cục dân số tỉnh đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ các Trung tâm dân số, cán bộ các ngành hữu quan và các phóng viên trong các cơ quan thông tin đại chúng. Trong các cuộc tập huấn này, trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về khái niệm giới, bình đẳng giới trong các lĩnh vực và lồng ghép giới trong các chương trình dân số/KHHGĐ. Bất bình đẳng giới là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng dân số và SKSS ở nước ta nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Do sự bất bình đẳng giới mà người phụ nữ được coi là phải chịu trách nhiệm thực hiện KHHGĐ trong khi họ lại không có quyền quyết định là biện pháp nào họ có thể áp dụng.
Chính vì vậy, lồng ghép giới trong các chính sách và chương trình dân số và SKSS được coi là biện pháp chiến lược nhằm khắc phục bất bình đẳng giới và cải thiện chất lượng dân số và SKSS. Trong lồng ghép giới, chúng ta quan tâm đến các chương trình KHHGĐ, chương trình phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục, lồng ghép giới trong chương trình làm mẹ an toàn. Các nhóm đối tượng được áp dụng lồng ghép giới là nhóm nằm trong chương trình sức khỏe sinh sản vị thành niên, trong chương trình di cư và trong chương trình đối với các dân tộc thiểu số. Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, lồng ghép giới ở tỉnh ta chú trọng vào đối tượng vị thành niên và các dân tộc thiểu số.
Những tập tục lạc hậu còn nặng nề tại các thôn bản, dòng họ, dòng tộc, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; vị trí thấp kém của phụ nữ trong gia đình… là những cản trở chính trong việc thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong công tác dân số/KHHGĐ. Bởi vậy, trước hết cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng… để “nhằm” vào những tồn tại này. Sự “hợp đồng tác chiến” một cách mạnh mẽ sẽ “mở đường” cho lồng ghép bình đẳng giới một cách có hiệu quả trong lĩnh vực dân số/KHHGĐ, trước hết là trong việc thực hiện các dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc SKSS.
Trần Hồng
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()