Biểu tình tiếp diễn ở Ai Cập
Theo Roi-tơ ngày 5-7, tại Thủ đô Cai-rô, hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị lật đổ M.Mo-xi đã đổ xuống đường biểu tình phản đối việc quân đội phế truất ông Mo-xi, đồng thời bác bỏ việc thành lập chính phủ lâm thời.
Theo Roi-tơ ngày 5-7, tại Thủ đô Cai-rô, hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị lật đổ M.Mo-xi đã đổ xuống đường biểu tình phản đối việc quân đội phế truất ông Mo-xi, đồng thời bác bỏ việc thành lập chính phủ lâm thời.
Trong khi đó, ngày 4-7, quân đội Ai Cập tuyên bố không sử dụng các biện pháp mạnh để chống bất kỳ một nhóm chính trị nào và sẽ bảo đảm quyền của người biểu tình nếu các cuộc biểu tình không ảnh hưởng an ninh quốc gia. Quân đội Ai Cập ra tuyên bố hối thúc hòa giải và tránh những cuộc tiến công trả đũa.
* Thủ lĩnh đảng El-Dostour M.En Ba-ra-đây đã từ chối đề nghị đứng đầu chính phủ lâm thời của Ai Cập. Vai trò này sẽ được trao cho cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ph.An A-cơ-đa, hiện sống ở Luân Ðôn (Anh). Tổng công tố Ai Cập A.M.Ma-mút đã ban bố lệnh cấm đi lại đối với Tổng thống bị phế truất M.Mo-xi và 35 thành viên Tổ chức Anh em Hồi giáo để điều tra về các cáo buộc sát hại người biểu tình.
* Ngày 4-7, Liên minh châu Phi (AU) cho rằng, việc lật đổ Tổng thống Ai Cập M.Mo-xi là vi phạm hiến pháp. Chủ tịch Ủy ban AU, bà N.Ð.Du-ma tiết lộ khả năng có thể đình chỉ tư cách thành viên của Ai Cập. AU đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Ai Cập và sẵn sàng hợp tác nhằm tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại quốc gia thành viên này.
* Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản ứng trái chiều về diễn biến tại Ai Cập. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về việc quân đội Ai Cập can thiệp vào vấn đề có tính hiến pháp và dân sự, đồng thời nhấn mạnh cần nhanh chóng lập chính quyền dân sự thông qua bầu cử. Mỹ nhấn mạnh, chính quyền lâm thời Ai Cập cần tránh “các vụ bắt giữ độc đoán” nhằm vào Tổng thống Mo-xi và các phụ tá. Trong khi đó, chính phủ các nước Xy-ri, A-rập Xê-út, I-rắc, Ba-ren, Cô-oét đều ca ngợi “sự cải cách” tại Ai Cập và cam kết thúc đẩy quan hệ với chính phủ mới tại Cai-rô.
* Thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Ennahda cầm quyền ở Tuy-ni-di, ông R.Gan-nâu-chi tuyên bố, kịch bản Ai Cập sẽ không lặp lại ở Tuy-ni-di, song không phủ nhận tình hình ở Tuy-ni-di đang bị tác động bởi những gì xảy ra ở Ai Cập. Ông cho biết, đảng Ennahda đã đưa ra những thỏa hiệp về hiến pháp để tránh phân cực ý thức hệ và đạt sự đồng thuận rộng rãi cho chính phủ mới.
* LHQ ngày 5-7 cho biết, khoảng bốn triệu người Xy-ri, chiếm 20% dân số nước này hiện không thể sản xuất hoặc mua đủ lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn trong năm tới nếu cuộc nội chiến tiếp diễn. Dự báo Xy-ri cần nhập khẩu 1,5 triệu tấn lúa mì cho vụ mùa năm 2013-2014.
* Tại I-rắc, có ít nhất năm người chết và 20 người bị thương trong các cuộc tiến công ngày 4-7. Nghiêm trọng nhất là vụ đánh bom xe nhằm vàođồn cảnh sát gần một sân bóng ở Tút Khu-ma-tu, cách Thủ đô Bát-đa 170 km, làm chết hai cảnh sát và 19 người bị thương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()