LSO-Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp tại Lạng Sơn đã tận dụng, biến thách thức thành lợi thế để phát triển. Một trong những lợi thế đó là; học tập giao lưu với nước bạn để làm giàu.Sản xuất cửa thép tại Công ty Hùng VươngNhìn cơ ngơi khang trang, riêng nhà xưởng hàng ngàn m2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương do anh Trịnh Khải làm giám đốc ít ai có thể ngờ rằng; cách đây không lâu anh đã phải chật vật với những sản phẩm làm ra không tiêu thụ nổi. Khoản nợ mỗi ngày một dầy lên, có lúc anh tưởng chừng không vượt qua. Cách đây 5 năm vào tháng 11/2005, khi ấy Công ty Hùng Vương là doanh nghiệp khá thành công trong sản xuất linh kiện xe máy, nhưng nhìn thấy rõ việc sản xuất linh kiện chỉ mang tính tạm thời, bởi thị trường xe máy bão hoà. Anh đã ra nước ngoài tìm ngành hàng sản xuất mới. Lang thang trên đất bạn cả tháng trời mà chẳng tìm được gì, bất ngờ...
LSO-Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp tại Lạng Sơn đã tận dụng, biến thách thức thành lợi thế để phát triển. Một trong những lợi thế đó là; học tập giao lưu với nước bạn để làm giàu.
|
Sản xuất cửa thép tại Công ty Hùng Vương |
Nhìn cơ ngơi khang trang, riêng nhà xưởng hàng ngàn m2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương do anh Trịnh Khải làm giám đốc ít ai có thể ngờ rằng; cách đây không lâu anh đã phải chật vật với những sản phẩm làm ra không tiêu thụ nổi. Khoản nợ mỗi ngày một dầy lên, có lúc anh tưởng chừng không vượt qua. Cách đây 5 năm vào tháng 11/2005, khi ấy Công ty Hùng Vương là doanh nghiệp khá thành công trong sản xuất linh kiện xe máy, nhưng nhìn thấy rõ việc sản xuất linh kiện chỉ mang tính tạm thời, bởi thị trường xe máy bão hoà. Anh đã ra nước ngoài tìm ngành hàng sản xuất mới. Lang thang trên đất bạn cả tháng trời mà chẳng tìm được gì, bất ngờ trong lúc hồi hương anh vô tình nhìn thấy ở một cửa hiệu ven đường có những tấm cửa thép giả gỗ rất đẹp. Anh đã quyết định ở lại và tìm, học, mua công nghệ, sáng tạo theo kiểu phù hợp với người Việt. Từ đây sản phẩm cửa thép chống trộm, chống cháy chất lượng ngoại giá thành nội đã ra đời. Nhận thấy thị trường giữa ta và bạn có những nét tương đồng anh đã liên kết đầu tư hàng chục tỷ đồng để sản xuất bình chữa cháy. Cho đến nay cả hai loại sản phẩm qua giao lưu học hỏi theo kiểu “giàu vì bạn” đã khiến anh thành công. Cùng với anh Trịnh Khải, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Long với sản phẩm máy bơm đã trở thành thương hiệu trong cả nước cũng bắt đầu từ sự giao lưu tiếp xúc giữa hai nước. Có thể nói Công ty Bảo Long đã tận dụng được lợi thế về nguồn lao động và kết hợp công nghệ nước bạn, cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh, thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Đấy chính là con đường dẫn đến thành công. Nổi trội hơn trong việc giao lưu học hỏi tận dụng lợi thế biên giới là Công ty Trách nhiệm hữu hạn gốm sứ Hưng Thịnh do chị Lương Thu Hương làm Giám đốc. Từ nghề buôn bán gốm sứ, chị thấy cần học hỏi kinh nghiệm của bạn để sản xuất trong nước và từ đó chị đã tìm hiểu công nghệ, lò nung, nguyên liệu để trở thành một đầu mối triển khai có chọn lọc công nghệ gốm sứ nước bạn. Cho đến nay, sản phẩm gốm sứ của Công ty đã vượt xa sản phẩm gia dụng thông thường của nước bạn. Học bạn để làm giàu, Công ty Sản xuất và thương mại Lạng Sơn do anh Hồ Phi Dũng đã tập trung đầu tư bất động sản theo hướng phát triển đô thị hiện đại của nước bạn. Cũng từ giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn nơi có kinh nghiệm quản lý, tiếp thị, đầu tư đi trước ta mà Công ty đã luôn gặt hái những thành công, nhất là trong đầu tư khu đô thị Nam Hoàng Đồng. Đây chỉ là những ví dụ điển hình về học bạn để làm giàu của doanh nhân Xứ Lạng. Thực tế do sự tiếp xúc giao lưu kinh tế văn hoá đã tạo sự hiểu biết, kinh nghiệm quản lý, qua đó phát huy lợi thế của từng địa phương, khu vực. Học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đã góp phần đưa doanh nhân Xứ Lạng tiếp cận sản xuất các mặt hàng dân dụng tiên tiến như; lắp ráp công tơ điện, sản xuất thước, sản xuất đồng hồ tranh, bật lửa ga, máy bơm, vật liệu xây dựng, sản xuất chè, pháo hoa lễ hội, nồi cơm điện… Điểm qua những sản phẩm sản xuất tại Lạng Sơn đều có dáng dấp của sự học hỏi, giao lưu giữa ta và bạn. Chính sự giao lưu tiếp xúc ấy đã làm cho nhiều doanh nghiệp Xứ Lạng liên tiếp gặt hái những thành công.
Trong xu thế giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, đi tắt đón đầu là một lợi thế để tận dụng, rút ngắn thời gian phát triển. Nhiều doanh nghiệp ở Lạng Sơn đã rất thành công trong tận dụng lợi thế để đi lên theo hướng “đứng trên vai người khổng lồ”. Xu thế phát triển, hợp tác, giao lưu, tiếp xúc sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa và đây chính là cơ hội cho doanh nhân Xứ Lạng thành công nếu biết biến thách thức thành cơ hội.
Nguyễn Nhật Anh
Ý kiến ()