Bệnh tay, chân, miệng tăng cao ở TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhi tại Trung tâm Sản - Nhi Đà Nẵng. Ảnh: ANH ĐÀO * Ngăn chặn bệnh dại trên địa bàn tỉnh Sơn LaNgày 21-2, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, ba ngày qua, số trẻ nhập viện do bệnh tay, chân, miệng tăng trở lại, mỗi ngày khoa này tiếp nhận gần 20 trẻ và hiện có hơn 50 trẻ đang nằm điều trị.Trong số các ca bệnh vừa nhập viện, có 20% ngụ tại TP Hồ Chí Minh và 80% chuyển đến từ các địa phương khác; số ca bệnh nặng chiếm 80%.Theo dự báo của ngành y tế, dịch bệnh tay, chân, miệng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và sẽ tăng cao nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5, nếu công tác phòng, chống dịch bệnh này không được chú ý.* Tính đến chiều 21-2, Khoa Y học nhiệt đới thuộc Trung tâm Sản - Nhi Đà Nẵng đã có 107 trường hợp nghi nhiễm bệnh tay, chân, miệng (TCM) đang điều trị, trong đó có 15 ca nặng ở cấp độ từ 2B1 đến 4. Số ca bệnh nhi có triệu...
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhi tại Trung tâm Sản – Nhi Đà Nẵng. Ảnh: ANH ĐÀO |
* Ngăn chặn bệnh dại trên địa bàn tỉnh Sơn La
Ngày 21-2, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, ba ngày qua, số trẻ nhập viện do bệnh tay, chân, miệng tăng trở lại, mỗi ngày khoa này tiếp nhận gần 20 trẻ và hiện có hơn 50 trẻ đang nằm điều trị.
Trong số các ca bệnh vừa nhập viện, có 20% ngụ tại TP Hồ Chí Minh và 80% chuyển đến từ các địa phương khác; số ca bệnh nặng chiếm 80%.
Theo dự báo của ngành y tế, dịch bệnh tay, chân, miệng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và sẽ tăng cao nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5, nếu công tác phòng, chống dịch bệnh này không được chú ý.
* Tính đến chiều 21-2, Khoa Y học nhiệt đới thuộc Trung tâm Sản – Nhi Đà Nẵng đã có 107 trường hợp nghi nhiễm bệnh tay, chân, miệng (TCM) đang điều trị, trong đó có 15 ca nặng ở cấp độ từ 2B1 đến 4. Số ca bệnh nhi có triệu chứng mắc bệnh TCM mấy ngày gần đây tăng nhanh đã khiến các phòng bệnh và giường bệnh tại Khoa Y học nhiệt đới quá tải. Trung tâm phải cho kê thêm 45 giường trong phòng và 50 giường xếp ngoài hành lang cho người bệnh nằm điều trị. Các ca bệnh đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu… của TP Đà Nẵng. Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng đã tiến hành kiểm soát, phun hóa chất tại 71 điểm nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan.
Theo bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, người trực tiếp phụ trách về dịch bệnh TCM cho biết: Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; tăng cường giám sát ca bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch được phát hiện; nắm số người mắc TCM hằng ngày, nhất là những ca bệnh nặng; thực hiện giám sát dịch TCM kết hợp sốt xuất huyết. Các cơ sở điều trị bảo đảm không để lây lan mầm bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, thực hiện nghiêm túc quy chế công tác khoa truyền nhiễm; bảo đảm đủ thuốc điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Các trung tâm y tế quận, huyện tập trung cho công tác phòng, chống dịch, chỉ đạo cán bộ y tế dự phòng thực hiện giám sát thường xuyên, phát hiện và xử lý dịch kịp thời, triệt để. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo gửi trưởng phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện về việc tăng cường công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phòng, chống dịch TCM và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non.
* Sở Y tế Hà Nội ngày 21-2 cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, không có dịch lớn xảy ra, không ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố ghi nhận 165 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó có bốn ca dương tính với vi-rút EV71 (không có tử vong) và bốn ca mắc bệnh viêm não do não mô cầu. Ngành y tế dự báo, năm nay một số dịch bệnh như: sốt xuất huyết và tay, chân, miệng sẽ phức tạp, là thách thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Do đó, ngành sẽ tiếp tục chủ động trong công tác dự báo tình hình dịch bệnh, tăng cường hoạt động giám sát để ứng phó có hiệu quả trước mọi diễn biến bất thường của các dịch bệnh, nhất là dịch mới nổi.
* Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sơn La, 10 năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La không xảy ra dịch dại và không có trường hợp tử vong nào do bệnh dại. Nhưng từ tháng 5-2011 đến ngày 15-2-2012, có bảy trường hợp tử vong do bệnh dại. Đáng chú ý, chỉ một tháng rưỡi dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã có 453 trường hợp bị chó cắn phải tiêm phòng dại tại các cơ sở y tế. Như vậy, tình hình bệnh dại do bị chó cắn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn của tỉnh Sơn La. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo ngành y tế, thú y theo dõi sát tình hình, tuyên truyền vận động người dân cảnh giác không để chó cắn. Trường hợp bị chó cắn phải đến các cơ sở y tế đi tiêm phòng ngay. Đồng thời, chi cục thú y phối hợp với các địa phương khoanh vùng những nơi có chó dại, chuẩn bị vắc-xin, vật tư, v.v. xây dựng kế hoạch cho đợt tiêm phòng dịch cho chó trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()