LSO-Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người nhiễm mới và số bệnh nhân chuyển AIDS giảm. Để đạt được những thành công nhất định trong công tác phòng chống HIV/AIDS là do hiệu quả tích cực từ các công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS (người có HIV) đồng thời duy trì hoạt động của các dự án do cộng đồng quốc tế tài trợ đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thuốc ở cơ sở y tế huyện Lộc Bình - Ảnh: Thanh HòaHIV/AIDS được coi là một bệnh mãn tính, giai đoạn từ khi người nhiễm HIV cho đến khi chuyển sang AIDS thường kéo dài nhiều năm, tuy khoa học đã có nhiều tiến bộ, chế tạo ra thuốc điều trị ARV nhưng loại thuốc này cũng chỉ nhằm khống chế sự phát triển của mầm bệnh và các bệnh nhiễm trùng cơ hội chứ không thể chữa khỏi bệnh. Hiện nay thuốc kháng virut ARV đang được...
LSO-Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người nhiễm mới và số bệnh nhân chuyển AIDS giảm.
Để đạt được những thành công nhất định trong công tác phòng chống HIV/AIDS là do hiệu quả tích cực từ các công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS (người có HIV) đồng thời duy trì hoạt động của các dự án do cộng đồng quốc tế tài trợ đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
|
Hướng dẫn bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thuốc ở cơ sở y tế huyện Lộc Bình – Ảnh: Thanh Hòa |
HIV/AIDS được coi là một bệnh mãn tính, giai đoạn từ khi người nhiễm HIV cho đến khi chuyển sang AIDS thường kéo dài nhiều năm, tuy khoa học đã có nhiều tiến bộ, chế tạo ra thuốc điều trị ARV nhưng loại thuốc này cũng chỉ nhằm khống chế sự phát triển của mầm bệnh và các bệnh nhiễm trùng cơ hội chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Hiện nay thuốc kháng virut ARV đang được dùng phổ biến cho bệnh nhân AIDS, nhưng chỉ làm chậm sự phát triển của virut HIV. Những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống: họ phải chịu sự đau đớn về thể xác, sự mặc cảm về tâm lý, cản trở bệnh tật khiến họ không có tự tin để làm lại cuộc đời và hoà nhập lại với cộng đồng. Điều đó dần dẫn đến sự bất mãn và bất cần ở một số người bệnh.
Qua đó cho thấy nhu cầu về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị ở người có HIV rất đa dạng, bao gồm các hỗ trợ xã hội và y tế, trong đó chăm sóc y tế phần nhiều tập trung cho giai đoạn AIDS. Người có HIV không chỉ cần các hỗ trợ về thuốc men, vật chất nói chung mà còn cần rất nhiều sự cảm thông từ cộng đồng, nhất là những người trong gia đình phải tạo không khí thoải mái, công bằng.
Thực hiện dự án LIFE-GAP, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho 2.720 khách hàng, giới thiệu, chuyển tiếp 85 khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV( ) tới phòng khám ngoại trú (đạt 98%), vượt 0,3% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tuyên truyền giáo dục hành vi an toàn cho 2.946 người có hành vi nguy cơ cao.. hướng dẫn tiêm chích an toàn cho 1974 đối tượng nghiện chích ma tuý; cấp phát 6928 tài liệu truyền thông; thu gom và tiêu huỷ 26.600 bơm kim tiêm bẩn…
Ngoài ra, thực hiện dự án “Tăng cường chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam” do Quỹ toàn cầu tài trợ, từ đầu năm, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành tổ chức khám cho người nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ tại tỉnh. Trong năm đã điều trị mới cho 40 bệnh nhân. Thực hiện hiệu quả chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đã tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 3743 lượt phụ nữ mang thai; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 9 phụ nữ có HIV đã sinh con…
Các hoạt động chăm sóc toàn diện (bao gồm tư vấn và xét nghiệm), giúp cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế- ví dụ như xét nghiệm, thúc đẩy họ thực hiện các hành vi an toàn cho bản thân và người thân, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS vượt qua khủng hoảng tâm lý, sẵn sàng chấp nhận các phương pháp điều trị. Để thực hiện và duy trì công tác chăm sóc hỗ trợ- điều trị HIV/AIDS toàn diện luôn đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cùng với sự điều phối của y tế. Đồng thời tuyên truyền đẩy mạnh người dân cùng chung tay góp sức để khống chế tiến tới đẩy lùi HIV/AIDS.
Hoàng Chung
Ý kiến ()