LSO-Cách đây hơn 4 năm, đến xã An Hùng, huyện Văn Lãng, chúng tôi không khỏi ấn tượng trước những con đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông khang trang. Và giờ đây, không chỉ An Hùng mà trên khắp địa bàn các xã, thị trấn của Văn Lãng, những đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá đã và đang góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn miền núi.Đường làng ở xã An Hùng, huyện Văn Lãng được bê tông hóaSau hơn 5 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2006-2010, với 5.000 tấn xi măng được Nhà nước hỗ trợ, toàn huyện Văn Lãng đã xây dựng được 71,8km đường bê tông, có chiều rộng từ 1,2m trở lên đồng thời mở mới 31,5km đường thôn bản chiều rộng từ 1m trở lên. Cùng với các công trình cầu, cống, ngầm, đường liên huyện, liên xã được xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn này, những con đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá đã tạo diện mạo mới cho nông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.Trong...
LSO-Cách đây hơn 4 năm, đến xã An Hùng, huyện Văn Lãng, chúng tôi không khỏi ấn tượng trước những con đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông khang trang. Và giờ đây, không chỉ An Hùng mà trên khắp địa bàn các xã, thị trấn của Văn Lãng, những đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá đã và đang góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn miền núi.
|
Đường làng ở xã An Hùng, huyện Văn Lãng được bê tông hóa |
Sau hơn 5 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2006-2010, với 5.000 tấn xi măng được Nhà nước hỗ trợ, toàn huyện Văn Lãng đã xây dựng được 71,8km đường bê tông, có chiều rộng từ 1,2m trở lên đồng thời mở mới 31,5km đường thôn bản chiều rộng từ 1m trở lên. Cùng với các công trình cầu, cống, ngầm, đường liên huyện, liên xã được xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn này, những con đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá đã tạo diện mạo mới cho nông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Trong điều kiện của một huyện miền núi biên giới, địa hình phức tạp, dân cư không tập trung, đời sống của phần lớn người dân còn khó khăn, để có được bước đổi thay đáng kể đó, Văn Lãng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; tổ chức các hội nghị chuyên đề về đầu tư xây dựng và phát triển GTNT. Qua đó nhằm tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện và huy động sự ủng hộ, tham gia phát triển GTNT của người dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong 5 năm qua, từ cấp huyện tới thôn, bản, nhiều hội nghị, nhiều buổi tuyên truyền, họp bàn về phát triển GTNT nói chung và làm đường bê tông ngõ, xóm nói riêng đã được tổ chức, từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân. Từ một số xã, thị trấn, thôn, bản mạnh dạn đi đầu, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát triển GTNT dần trở thành phong trào rộng khắp, đáp ứng nguyện vọng của bà con, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, nhân dân, các đơn vị, doanh nghiệp thông qua việc xây dựng Quỹ phát triển GTNT, đóng góp vật tư… đã tạo nguồn lực đáng kể để thúc đẩy phong trào phát triển GTNT ở Văn Lãng. Kết quả là trong 5 năm qua, toàn huyện huy động được trên 64.400 ngày công lao động, đóng góp bằng tiền, vật liệu từ nhân dân và các tổ chức với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng để làm đường GTNT; đưa tỷ lệ mặt đường thôn, bản được bê tông hoá đạt 63,5%. Bên cạnh đó, ở các thôn, bản, nhiều công trình cầu bê tông quy mô nhỏ cũng đã được xây dựng từ sự đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hoá, đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Anh Bế Văn Nhớ-Phó Trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Văn Lãng cho biết: Qua thực hiện đề án phát triển GTNT, đã xuất hiện những điển hình được Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh tặng bằng khen như xã Tân Mỹ, Tân Lang và gần đây nhất là xã Trùng Quán… Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là giải pháp hiệu quả để những đơn vị này tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và tạo đà cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể song việc phát triển GTNT ở Văn Lãng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa-nơi mà phần lớn người dân còn nghèo, điều kiện khai thác vật liệu làm đường bê tông xi măng hạn chế. Chính vì vậy, để nâng cao tỷ lệ mặt đường thôn, xóm được bê tông hoá cũng như thúc đẩy phong trào làm đường GTNT, Văn Lãng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân đối với việc tham gia xây dựng và bảo vệ công trình; đồng thời vận động các đơn vị, tổ chức đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển GTNT trên địa bàn.
Bảo Vy
Ý kiến ()