Bế mạc Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Lễ bế mạc Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối 30/4 tại TP Cần Thơ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh- Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đến dự. Theo thống kê của Ban Tổ chức, Triển lãm - Hội chợ thu hút được 1.200 gian hàng trưng bày của các Bộ, ngành, địa phương và hơn 480 doanh nghiệp trong và ngoài nước.Bên cạnh đó là hàng loạt hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, xã hội đã thu hút sự tham gia của nhiều bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại diện ngoại giao đoàn và hàng chục nghìn lượt người dân tham gia Lễ khai mạc, các sự kiện văn hóa nghệ thuật và khu triển lãm.Thành tựu 10 năm khẳng định Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sốngThông qua các Hội nghị, hội thảo, đã đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế; đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, cản trở sự phát...
Lễ bế mạc Triển lãm – Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối 30/4 tại TP Cần Thơ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh- Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đến dự.
Theo thống kê của Ban Tổ chức, Triển lãm – Hội chợ thu hút được 1.200 gian hàng trưng bày của các Bộ, ngành, địa phương và hơn 480 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là hàng loạt hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, xã hội đã thu hút sự tham gia của nhiều bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại diện ngoại giao đoàn và hàng chục nghìn lượt người dân tham gia Lễ khai mạc, các sự kiện văn hóa nghệ thuật và khu triển lãm.
Thành tựu 10 năm khẳng định Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống
Thông qua các Hội nghị, hội thảo, đã đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế; đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, cản trở sự phát triển của vùng ĐBSCL, được nhiều đại biểu quan tâm như vấn đề cơ chế chính sách thu hút đầu tư; hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực, phát triển bền vững; giải quyết hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp; phát triển vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu…
Các địa phương, doanh nghiệp đã giới thiệu một cách đầy đủ, sinh động nhất những tiềm năng, lợi thế của mình với nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngay trong thời gian diễn ra Triển lãm – Hội chợ, 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã cấp phép đầu tư cho 21 dự án lớn, với tổng số vốn trên 10 nghìn tỷ đồng; giới thiệu 178 dự án, với số tiền trên 171 nghìn tỷ đồng và trên 1,5 tỷ USD để kêu gọi đầu tư.
Phát biểu bế mạc sự kiện, ông Nguyễn Phong Quang- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khẳng định, Triển lãm- Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL gắn với kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó, khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của từng địa phương và toàn vùng ĐBSCL sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010.
“Những thành tựu to lớn đã khẳng định Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL đã thực sự đi vào cuộc sống; vùng đã đi đúng hướng trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế của riêng mình; qua đó, đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước trong phát kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng giai đoạn 2001-2010”, ông Nguyễn Phong Quang nói.
Trong những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội ĐBSCL đã đạt được, có vai trò rất quan trọng của những cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế và cho vùng ĐBSCL.
Các ngân hàng vùng ĐBSCL đã dành một lượng vốn lớn đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất và tiếp tục mở rộng ngành nghề, khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của vùng, góp phần “xóa đói giảm nghèo” cải thiện diện mạo nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay, hầu hết các loại hình tổ chức tín dụng đều đã có mạng lưới rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã và liên xã, đã và đang đầu tư cho tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội trong vùng.
Tổng dư nợ sau 10 năm đã tăng hơn 10 lần, đạt gần 250 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước, trong đó riêng cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân 21%/năm. Vốn tín dụng ngân hàng cũng đã tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh và tiềm năng lớn của vùng, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, thu mua lúa gạo, xuất khẩu cá tra, cá basa, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, và các chương trình tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng cũng tham gia có hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực, cho vay các dự án trọng điểm, các công trình kinh tế lớn như Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Cụm khí điện đạm Cà Mau; nhiều con đường, cây cầu, cảng hàng không hiện đại đã và đang hoàn thành, giúp cho việc thông thương giữa các tỉnh, thành phố được thuận lợi, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế khu vực.
Bên cạnh việc triển lãm, minh họa thành tựu 10 năm của vùng đất Tây Nam Bộ trong thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Triển lãm – Hội chợ lần này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với đồng bào nghèo tại vùng ĐBSCL.
Tính riêng hệ thống ngân hàng, trong vài năm gần đây đã đóng góp kinh phí thực hiện công tác an sinh xã hội cho toàn bộ 13 tỉnh, thành thuộc ĐBSCL với tổng số tiền lên đến trên 1.200 tỷ đồng vào các quỹ vì người nghèo, hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, xây dựng các cơ sở hạ tầng cầu đường, trường học, chương trình phát triển y tế cộng đồng… Trong cuộc vận động của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hướng tới Hội chợ triển lãm Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, hệ thống ngân hàng đã thực hiện và đăng ký tài trợ an sinh xã hội cho các tỉnh thuộc khu vực là 867,4 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện trong năm 2011 là 304,1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này đã được sử dụng để xây dựng 2.160 ngôi nhà cho người nghèo tại các tỉnh Long An, An Giang, Vĩnh Long…; xây dựng 7 trường học tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh; xây dựng 186 cây cầu giao thông kiên cố cho các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh; hỗ trợ 5 tỷ đồng xây dựng đường giao thông tỉnh Kiên Giang; xây dựng 2 nghĩa trang liệt sỹ tại tỉnh Bến Tre và Bạc Liêu…
Trong năm 2012, các ngân hàng đã dự kiến sẽ dành 563,3 tỷ đồng tài trợ mục đích an sinh xã hội cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, trong đó Ngân hàng Công thương Việt Nam (khoảng 291 tỷ đồng), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (62 tỷ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (khoảng 50 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (130 tỷ đồng); Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (10,5 tỷ đồng). Trong số tiền 563,3 tỷ đồng đăng ký năm 2012 này, đã có nhiều công trình, nhiều dự án được triển khai, tiền tài trợ đã được giải ngân ngay trong những tháng đầu năm 2012.
Tại Lễ Bế mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh- Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trao tặng số tiền 563,3 tỷ đồng trong quỹ an sinh xã hội cho 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL; trao tặng 80 căn nhà tình thương cho đồng bào nghèo tại các địa phương, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()