Bế mạc Paralympic Rio 2016
Dưới nền nhạc rock, pop, funk, bossa nova (một dòng nhạc Brazil) và samba, một nghệ sĩ ghi ta không có cánh tay, các tay trống bị điếc bẩm sinh cùng các vũ công với hội chứng down đã có màn trình diễn trên cả tuyệt vời, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các khán giả có mặt trên sân.
Hình ảnh nghệ sĩ “không tay” Johnatha Bastos biểu diễn ghi ta bằng ngón chân đã khiến cả khán đài trầm trồ, thán phục.
Ngôi sao cự li trung bình Tatyana McFadden (giành 4 HCV và 2 HCB tại Rio) và Ibrahim Al Hussein (một VĐV tị nạn tại Athen, người đã cam kết sẽ tự trở lại Syria trên đôi chân của chính mình sau khi phải ngồi xe lăn vì bom đạn) được trao Giải thưởng thành tựu Whang Youn Dai. Giải thưởng này đã trở thành biểu tượng của Paralympic kể từ kỳ Thế vận hội Seoul năm 1988, nhằm tôn vinh những người có đóng góp to lớn cho cảnh ngộ của những người khuyết tật trên toàn thế giới.
Buổi lễ cũng đã dành một phút yên lặng để tưởng niệm VĐV xấu số người Iran Bahman Golbarnezhad, người vừa không may qua đời trên đường đua xe đạp ngày 17-9.
Lá cờ Paralympic sau đó đã được trao cho đại diện thành phố Tokyo của Nhật Bản, nơi sẽ đăng cai kỳ Thế vận hội năm 2020.
Sau 11 ngày tranh tài tại Rio, đoàn thể thao Trung Quốc đã cán đích ở vị trí nhất toàn đoàn với 107 HCV, 81 HCB và 51 HCĐ. Theo sau là đoàn Vương quốc Anh với 64 HCV, đoàn Ukraine với 41 HCV và đoàn Mỹ với 40 HCV.
Với 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ, đoàn thể thao Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Paralympic 2016 ở vị trí thứ 55 trên bảng tổng sắp.
Sau đây là một số hình ảnh trong lễ bế mạc:
Nghệ sĩ ghi ta không tay Johnatha Bastos biểu diễn tại lễ bế mạc.
Andreas Kisser của ban nhạc Sepultura (Brazil) khuấy động không khí tại SVĐ Maracana.
Linh vật Paralympic Rio Tom xuất hiện trong “bữa tiệc chia tay”.
Ánh đèn cùng pháo hoa biến bầu trời Maracana thành màu xanh.
Lá cờ Paralympic được trao cho Thống đốc Tokyo Yuriko Koike.
Ánh sáng của hàng trăm điện thoại di động xung quanh ngọn đuốc Paralympic.
Ý kiến ()