Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4
Sau hơn hai ngày làm việc tích cực với tinh thần học thuật nghiêm túc nhưng cũng không kém phần sôi nổi, sáng 28/11, tại Hà Nội, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề: “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” đã kết thúc thành công tốt đẹp.Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đã thu hút gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự. Hội thảo là diễn đàn khoa học lớn nhất, nơi các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới quy tụ để trình bày và trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất về đất nước, con người, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26-28/11. Ảnh: VATrong các ngày làm việc, với 15 tiểu ban, hơn 800 tham luận được trình bày, trong đó có 200 tham luận của các học...
Sau hơn hai ngày làm việc tích cực với tinh thần học thuật nghiêm túc nhưng cũng không kém phần sôi nổi, sáng 28/11, tại Hà Nội, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề: “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chứcđã thu hút gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự. Hội thảo là diễn đàn khoa học lớn nhất, nơi các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới quy tụ để trình bày và trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất về đất nước, con người, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 vừa diễn ra tại Hà Nội |
Trong các ngày làm việc, với 15 tiểu ban, hơn 800 tham luận được trình bày, trong đó có 200 tham luận của các học giả nước ngoài đã tập trung thảo luận về tất cả lĩnh vực trong hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực…
Phát biểu bế mạc Hội thảo, GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: Nét đặc trưng học thuật quan trọng nhất, cái tạo nên thương hiệu của Hội thảo quốc tế Việt Nam học là tính liên ngành, liên lĩnh vực. Các hệ vấn đề mà Hội thảo lần này tập trung thảo luận hết sức phong phú, trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học tự nhiên và công nghệ, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hệ vấn đề mang tính liên ngành rất cao, như khu vực học, địa chính trị, đô thị học, toàn cầu hóa, tài nguyên, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
GS.TS Mai Trọng Nhuận chia sẻ, việc các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực, các thế hệ từ hơn 30 nước và vùng lãnh thổ gặp nhau cùng chia sẻ tâm tư, tình cảm và các dự định nghiên cứu cũng có ý nghĩa hết sức to lớn. Các nhà khoa học tận dụng mọi điều kiện để chia sẻ, trao đổi ý tưởng, nhằm làm cho các kết quả nghiên cứu đạt tới tầm học thuật cao hơn, có giá trị ứng dụng thiết thực hơn.
Có thể nói rằng, Hội thảo không chỉ là diễn đàn học thuật lớn nhất, quan trọng nhất, mà thực sự còn là nơi hội tụ của giới nghiên cứu về Việt Nam ở các quốc gia .Thông qua đó, góp phần củng cố và phát triển mạng lưới nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học trên phạm vi toàn thế giới.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()