Ngày 26-9, trong ngày làm việc thứ ba và là ngày cuối cùng của Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 6 (APF-6), đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như Phiên toàn thể thứ tư về Hội nhập và hợp tác nhân dân ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng về nhân dân; Phiên toàn thể thứ năm thảo luận và thông qua các văn kiện, bế mạc Diễn đàn.Tại phiên toàn thể thứ tư, dưới sự chủ tọa của ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (LHCTCHNVN), Trưởng Ban tổ chức APF - 6 của Việt Nam, các đại biểu đã nghe và thảo luận các báo cáo kết luận các cuộc hội thảo chuyên đề diễn ra trong ngày 25-9. Các ý kiến tập trung nêu các kiến nghị về thiết lập mạng lưới và các hành động chung cho các tổ chức nhân dân ASEAN, các biện pháp tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giữa các tổ chức nhân dân trong ASEAN, phối hợp giữa các tổ chức nhân dân và chính phủ ASEAN, cơ chế tăng cường tiếng nói của...
Ngày 26-9, trong ngày làm việc thứ ba và là ngày cuối cùng của Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 6 (APF-6), đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như Phiên toàn thể thứ tư về Hội nhập và hợp tác nhân dân ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng về nhân dân; Phiên toàn thể thứ năm thảo luận và thông qua các văn kiện, bế mạc Diễn đàn.
Tại phiên toàn thể thứ tư, dưới sự chủ tọa của ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (LHCTCHNVN), Trưởng Ban tổ chức APF – 6 của Việt Nam, các đại biểu đã nghe và thảo luận các báo cáo kết luận các cuộc hội thảo chuyên đề diễn ra trong ngày 25-9. Các ý kiến tập trung nêu các kiến nghị về thiết lập mạng lưới và các hành động chung cho các tổ chức nhân dân ASEAN, các biện pháp tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giữa các tổ chức nhân dân trong ASEAN, phối hợp giữa các tổ chức nhân dân và chính phủ ASEAN, cơ chế tăng cường tiếng nói của người dân ASEAN.
Tại phiên họp toàn thể thứ năm, các đại biểu nhất trí thông qua Tuyên bố chung của APF – 6, khẳng định ủng hộ thực hiện Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân; kiến nghị ASEAN thúc đẩy hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ngăn chặn xung đột, giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình; ASEAN cần phát triển các chính sách văn hóa – xã hội bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, người khuyết tật…
Tại APF-6, lần đầu vấn đề chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam đã được các đại biểu chia sẻ và đưa vào nội dung trong Tuyên bố chung của Diễn đàn.
Phát biểu ý kiến bế mạc APF-6, ông Trần Đắc Lợi khẳng định, APF- 6 đã được tổ chức thành công. Sự quan tâm cao của các tổ chức nhân dân trong khu vực và sự tham gia của các nhóm cộng đồng từ nhiều thành phần từ thanh niên, phụ nữ, nông dân, người khuyết tật đã thể hiện sự đa dạng của Diễn đàn. Đây là cơ hội để nhân dân các nước ASEAN hiểu nhau hơn, xây dựng những mạng lưới kết nối mới vì hòa bình, hữu nghị và phát triển trong khu vực. Diễn đàn tổ chức tại Hà Nội cũng là dịp để bạn bè ASEAN hiểu thêm về Việt Nam. Việt Nam chính thức chuyển giao trách nhiệm chủ trì Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 cho đại diện các tổ chức nhân dân In-đô-nê-xi-a.
Chiều 26-9, ngay sau khi kết thúc APF-6, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực LHCTCHNVN, Trưởng Ban tổ chức APF-6 và bà Mi-đa Xa-ra-gi, đại diện các tổ chức nhân dân In-đô-nê-xi-a (nước chủ nhà APF-7 năm 2011) đã đồng chủ trì cuộc họp báo, nêu rõ: APF-6 tổ chức tại Việt Nam từ ngày 23 đến 26-9 đã thành công tốt đẹp, với sự tham gia của hơn 730 đại biểu đại diện các tổ chức nhân dân đến từ các nước ASEAN, các tổ chức phi chính phủ ở khu vực và quốc tế. Qua ba ngày thảo luận sôi nổi, với sáu phiên toàn thể và 16 hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những khuyến nghị về các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội… đối với các nhà lãnh đạo ASEAN, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết và sự hợp tác giữa các tổ chức nhân dân trong khu vực, từ đó góp phần tích cực tham gia xây dựng một Cộng đồng chung ASEAN hướng về nhân dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()