Bảy tháng, thu hút FDI bằng 66,9% so cùng kỳ năm 2011
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả vốn FDI cấp mới và tăng vốn, trong bảy tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,03 tỷ USD, chỉ bằng 66,9% so cùng kỳ năm 2011.Trong đó, cả nước có 584 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 5,2 tỷ USD, bằng 55,9% so cùng kỳ năm 2011. Và có 231 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm là 2,83 tỷ USD, tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2011.Về vốn FDI thực hiện, trong bảy tháng qua, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 6,25 tỷ USD, bằng 99,2% so cùng kỳ năm 2011.24 dự án giao thông mớiBộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa rà soát, kiểm điểm tiến độ các dự án dự kiến khởi công mới và có khả năng hoàn thành từ nay đến cuối năm.Dự kiến, sẽ có 24 dự án được khởi công mới; trong đó, có nhiều dự án...
Trong đó, cả nước có 584 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 5,2 tỷ USD, bằng 55,9% so cùng kỳ năm 2011. Và có 231 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm là 2,83 tỷ USD, tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2011.
Về vốn FDI thực hiện, trong bảy tháng qua, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 6,25 tỷ USD, bằng 99,2% so cùng kỳ năm 2011.
24 dự án giao thông mới
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa rà soát, kiểm điểm tiến độ các dự án dự kiến khởi công mới và có khả năng hoàn thành từ nay đến cuối năm.
Dự kiến, sẽ có 24 dự án được khởi công mới; trong đó, có nhiều dự án lớn như đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự án BOT và BT hầm đường bộ qua đèo Cả trên quốc lộ 1A, BOT hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng, BOT cầu Cổ Chiên, cầu Cao Lãnh, đường ô-tô Tân Vũ – Lạch Huyện,… Trong khoảng thời gian này, còn có 18 dự án, công trình có thể hoàn thành, đưa vào sử dụng, như một số đoạn của đường Hồ Chí Minh, nhà ga hành khách Phú Quốc, cầu Bến Thủy 2, cầu Bà Rén,…
Nâng cao năng lực quản lý tài chính – kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính, kế toán cho các chủ tài khoản, kế toán trưởng của đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị HCSN tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc, khó khăn, sai sót trong quá trình triển khai cơ chế, thủ tục liên quan đến hoạt động tài chính kế toán tại các đơn vị, nhằm quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước một cách hiệu quả, tiết kiệm.
KTNN tập trung giới thiệu sáu chuyên đề, như: vai trò của KTNN trong việc tăng cường năng lực quản lý tài chính kế toán; các vướng mắc, khó khăn, sai sót thường gặp trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; một số vướng mắc, khó khăn, sai sót trong tổ chức, hoạt động kế toán, hoạt động chi ngân sách của các đơn vị HCSN, trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước…
Không để doanh nghiệp viễn thông bắt tay tăng giá cước dịch vụ thuê kênh riêng
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có Công văn số 859/CVT-GCKM về việc không để các doanh nghiệp (DN) viễn thông bắt tay tăng giá cước dịch vụ thuê kênh riêng.
Trước đó, sau khi nhận được phản ánh của các DN thuê kênh về việc Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tăng mạnh giá dịch vụ thuê kênh riêng, Cục Viễn thông đã yêu cầu Viettel và VNPT giải trình giá cước dịch vụ thuê kênh riêng, đồng thời tiến hành đàm phán với các DN thuê kênh riêng, bảo đảm giá cước dịch vụ này không tăng đột biến, gây mất ổn định thị trường viễn thông. Cục cũng yêu cầu VNPT và Viettel khẩn trương báo cáo quá trình đàm phán giá cước dịch vụ thuê kênh riêng với các DN thuê kênh riêng trong nước và quốc tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()